Thiếu chất khoáng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Thiếu chất khoáng là gì, nguyên nhân từ đâu và cách điều trị thế nào mà mọi người cần lưu ý. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Chất khoáng là chất quan trọng với sức khoẻ con người. Việc thiếu chất khoáng sẽ gây nên rất nhiều triệu chứng và căn bệnh nguy hiểm. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu rõ thêm về thiếu chất khoáng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nhé!
1
Thiếu chất khoáng là gì?
Chất khoáng hay khoáng chất là tổng hợp các chất quan trọng và thiết yếu đối với cơ thể, đảm bảo duy trì hoạt động mỗi ngày. Vì vậy, thiếu chất khoáng là tình trạng cơ thể bạn không dung nạp được đầy đủ các loại chất khoáng cần thiết.
Theo đó, con người cần được đảm bảo đủ một lượng các chất khoáng khác nhau, dựa trên nhu cầu dinh dưỡng đề nghị hay còn được gọi là RDA.
RDA là mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trung bình, với người khoẻ mạnh, thì mức này ở khoảng 97% với các chất dinh dưỡng được bổ sung từ thực phẩm ăn uống hoặc thực phẩm chức năng.
Tình trạng thiếu chất khoáng không xuất hiện liền, mà nó xuất hiện từ từ và do từ nhiều nguồn nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân phổ biến đó chính là bởi vì nhu cầu chất khoáng của cơ thể tăng lên, hoặc thiếu chất khoáng từ chế độ ăn uống hay khó hấp thụ các chất dinh dưỡng.
2
Nguyên nhân thiếu chất khoáng
Nguyên nhân chính gây thiếu chất khoáng là khi cơ thể không được nạp đầy đủ các chất khoáng quan trọng và thiết yếu. Việc này xảy ra có thể là do các chế độ ăn không được kiểm soát hiệu quả như ăn kiêng ít calo, hoặc ăn thiếu rau củ quả, ngoài ra còn có thể là do chế độ ăn chay, dị ứng và không dung nạp được lactose như đường, sữa,...
Bên cạnh đó, nguyên nhân thiếu chất khoáng còn do các vấn đề về tiêu hoá thức ăn hay hấp thụ chất dinh dưỡng. Một trong những bệnh tiềm ẩn gây nên tình trạng thiếu chất khoáng là nghiện rượu mãn tính, các bệnh về gan, mật, ruột, thận,... bệnh về phẫu thuật đường tiêu hoá, hay sử dụng các thuốc kháng sinh, nhuận tràng, lợi tiểu,... trong thời gian dài.
Ngoài ra, thiếu chất khoáng cũng xảy ra do nhu cầu chất khoáng trong cơ thể tăng lên, ví dụ như thiếu sắt khi đến kỳ kinh nguyệt, kỳ mãn kinh và mang thai,...
3
Triệu chứng của tình trạng thiếu chất khoáng
Triệu chứng của tình trạng thiếu chất khoáng phụ thuộc vào việc cơ thể đang thiếu loại chất khoáng nào, nhưng nhìn chung thì triệu chứng sẽ bao gồm như:
- Mệt mỏi, uể oải và đau nhức người kéo dài.
- Suy giảm hệ miễn dịch dễ bị bệnh.
- Tiêu chảy hoặc táo bón, ngoài ra còn đầy hơi và đau bụng.
- Nhịp tim không ổn định.
- Thường có cảm giác buồn nôn.
- Ăn không ngon, ngủ không ổn định giấc.
- Kém tập trung, tinh thần mệt mỏi, với trẻ em thì sẽ chậm phát triển.
- Các hiện tượng bị chuột rút, căng cơ, tê hoặc ngứa ở cơ thể.
Ngoài ra, thiếu hụt chất khoáng có thể có những triệu chứng nhẹ, không rõ ràng. Vì thế, khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức và khả năng tập trung bị giảm đi, thì bạn hãy đi khám sớm để tìm ra cách chữa trị.
4
Các dạng thiếu hụt chất khoáng
Thiếu hụt chất khoáng thường xảy ra với 5 chất bao gồm: Canxi, sắt, magie, kali và kẽm.
Thiếu canxi
Canxi là chất quan trọng và rất cần thiết để giúp xương và răng chắc khoẻ, bên cạnh đó canxi còn có khả năng hỗ trợ tối đa cho các hoạt động của mạnh máu, cơ bắp, các thần kinh và hormone trong cơ thể.
Khi việc thiếu canxi kéo dài có thể sẽ bị giảm mật độ khoáng xương và gây ra tình trạng thiếu xương. Sau một thời gian nếu không điều trị kịp thời, thì tình trạng thiếu xương này sẽ dẫn tới bệnh loãng xương, làm tăng các nguy cơ tổn thương, xương giòn và gãy xương, nhất là với những người cao tuổi.
Thiếu sắt
Tế bào hồng cầu là nơi chứa đến hơn 1 nửa lượng sắt trong cơ thể con người. Sắt là thành phần chính của hemoglobin - loại protein có chức năng đưa oxy đi khắp mô cơ trong cơ thể. Ngoài ra, sắt còn có mặt trong những protein và enzyme quan trọng khác.
Tình trạng thiếu sắt thường xảy ra chậm và phát hiện muộn, sẽ gây ra nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Thiếu máu sẽ xuất hiện các triệu chứng như đuối sức, mệt mỏi kéo dài, khiến việc học và làm việc không được năng suất. Bên cạnh đó, đối với trẻ em, nếu bị thiếu sắt thì sẽ chậm phát triển trí não.
Thiếu magie
Cơ thể hàng ngày xảy ra rất nhiều các phản ứng hoá học, đặc biệt là các phản ứng liên quan tới việc kiểm soát đường huyết, huyết áp và magie là một chất quan trọng cho các phản ứng đó. Ngoài ra, nó còn giúp kiểm soát chức năng của cơ bắp, dây thần kinh, não bộ và sản xuất protein cho cơ thể.
Magie chiếm 60% ở trong xương và 40% ở các tế bào mô, cơ nên với những người vốn có sức khoẻ yếu, thì việc thiếu magie là tình trạng xảy ra thường xuyên.
Thiếu magie ban đầu sẽ gồm các triệu chứng như mệt mỏi, đuối sức, ăn không ngon, buồn nôn,... Sau một thời gian dài không điều trị, thì sẽ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như nhịp tim không ổn định, bị tê, ngứa và co giật cơ bắp,...
Thiếu kali
Mang chức năng là một chất điện phân, kali có vai trò quan trọng trong việc co bóp cơ, hoạt động của tim và truyền tín hiệu của thần kinh khắp cơ thể. Ngoài ra còn giúp cơ thể chuyển hoá carbohydrate thành năng lượng. Kali được nạp chủ yếu từ nguồn kali dồi dào của rau xanh và trái cây tươi.
Cơ thể mất nước quá nhiều như bệnh thận, bị nôn mửa kéo dài,... là một trong những nguyên nhân phổ biến của việc cơ thể thiếu kali. Nếu tình trạng thiếu kali kéo dài và không chữa trị, thì có thể dẫn đến các triệu chứng nặng hơn như tê liệt các cơ, nhịp tim mất ổn định hoặc thậm chí tử vong.
Thiếu kẽm
Quá trình trao đổi chất trong cơ thể không thể nào thiếu kẽm, vì nó đóng vai trò trong việc tổng hợp DNA và protein, đồng thời góp phần vào bảo vệ chức năng hệ miễn dịch và làm lành các vết thương.
Bên cạnh đó, kẽm còn cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Kẽm có trong các thực phẩm thịt đỏ như thịt bò, thịt heo,... và các loại ngũ cốc, sữa.
Thiếu kẽm sẽ khiến cơ thể không thấy ngon miệng khi ăn, miễn dịch kém và chậm phát triển ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, thiếu kẽm còn có thể gây tiêu chảy, rụng tóc và khiến vết thương lâu lành.
5
Cách điều trị khi bị thiếu chất khoáng
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học
Tham khào từ DS. Hoàng Thu Thủy - chuyên trang báo Sức Khỏe & Đời Sống, nên thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày bằng những thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất. Đặc biệt với những người bị thiếu máu do thiếu khoáng chất sắt, thì nên bổ sung thịt, ngũ cốc và trứng,...
Dùng thực phẩm chức năng bổ sung
Ngoài việc bổ sung từ thực phẩm, bạn cũng nên bổ sung từ các thực phẩm chức năng tuỳ vào yêu cầu của bác sĩ. Các thực phẩm chức năng này có thể dùng kết hợp với các chất khác hoặc sử dụng 1 mình tuỳ vào tình trạng và chỉ định của bác sĩ.
Điều trị thiếu chất khoáng khẩn cấp
Ngay khi xuất hiện các tình trạng thiếu chất khoáng, bạn hãy đến gặp bác sĩ và thăm khám ngay lập tức, để có thể nạp các khoáng chất thông qua tiêm tĩnh mạch. Việc điều trị này sẽ kéo dài trong vài ngày, để bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của bạn và có cách chữa trị tốt hơn.
Trên đây là các thông tin về tình tránh thiếu chất khoáng cũng như nguyên nhân và cách điều trị mà Bách hoá XANH gửi đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn nhé để duy trì một sức khỏe tốt nhé!
Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống