Tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi gồm những nhóm thực phẩm nào?
Người cao tuổi cần thiết lập tháp dinh dưỡng được phân chia rõ ràng với các loại thực phẩm thiết yếu, hàm lượng cân đối để sức khỏe được tối ưu.
Ở người cao tuổi, chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể như tiêu hóa, tim mạch,... dần bị lão hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, cần chú ý đến chế độ ăn uống của người cao tuổi để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng. Một trong những phương pháp cân bằng dinh dưỡng cho người cao tuổi chính là áp dụng tháp dinh dưỡng vào chế độ ăn uống để họ có một sức khỏe tốt hơn mỗi ngày.
1
Vì sao người già nên áp dụng tháp dinh dưỡng một ngày?
Nguy cơ mắc bệnh lý cao ở người già
Theo thời gian, chức năng của các cơ quan trong cơ thể người già ngày càng suy giảm, hệ miễn dịch và sức đề kháng cũng dần kém đi dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý cao hơn. Một số bệnh lý người già thường mắc phải là cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, thừa cân, béo phì. Để ngăn ngừa các nguy cơ bệnh lý trên, người cao tuổi cần cân bằng được chế độ ăn uống, chú ý đến dinh dưỡng và quá trình vận động.
Dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng do vị giác suy giảm
Dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng ở người già do chế độ ăn kém, khẩu vị ăn bị thay đổi, thường chán ăn và ăn không ngon miệng. Nếu vấn đề này không được khắc phục, người già sẽ gặp vấn đề đối với sức khỏe nghiêm trọng như hệ thống miễn dịch kém dễ mắc bệnh, loãng xương, dễ bị gãy xương khi bị ngã do suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Quá trình trao đổi chất bị chậm đi
Ở người già, hoạt động của các cơ quan dần suy giảm, tốc độ trao đổi chất cũng từ đó mà chậm dần đi. Một trong những biểu hiện rõ ràng của hiện tượng này là thường xuyên đầy bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hóa,...
Để tối ưu hiệu quả trao đổi chất ở người lớn tuổi, cần giảm một số chất trong khẩu phần ăn, ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng ít calo để tránh tình trạng tăng cân, béo phì. Trung bình nam giới sẽ tiêu thị khoảng 2.300 calo và phụ nữ là 1.800 calo mỗi ngày, hoạt động thể chất sẽ làm tăng nhu cầu hấp thu năng lượng cao hơn.
Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả
Cơ hàm nhai của người già dần suy giảm, khả năng tiết dịch cũng giảm dần dễ gây rối loạn tiêu hóa, khả năng hấp thụ dinh dưỡng không hiệu quả, đặc biệt là vitamin B12, vitamin B6 và axit folic. Vì vậy, khi chăm sóc người già, cần chú ý đến các loại thực phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất một cách hiệu quả nhất.
2
Các nhóm thực phẩm trong tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi
Người già không còn vận động nhiều như thời còn trẻ nên nhu cầu năng lượng cũng giảm. Bữa ăn của người già nên cân bằng các nhóm thực phẩm giữa chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Tháp dinh dưỡng dành cho người cao tuổi được chia thành 6 tầng, tương ứng với 6 nhóm thực phẩm khác nhau bao gồm nhóm tinh bột; nhóm rau củ, chất xơ; nhóm thức ăn từ động vật, sản phẩm từ sữa; nhóm chất béo; nhóm đường và nhóm muối
Nhóm tinh bột
Nhóm tinh bột là nhóm nằm ở đáy tháp dinh dưỡng mà người già cần bổ sung đủ hằng ngày. Người cao tuổi chỉ cần bổ sung khoảng 1600 calo (khoảng 1 - 2 lưng bát cơm) là đủ lượng tinh bột mỗi ngày.
Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể ăn thay thế cơm hàng ngày. Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều carbohydrate, chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh về tim mạch và cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Người già cũng có thể thay đổi thực đơn bằng cách ăn bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì đen để tránh bị chán ăn.
Nhóm rau củ, chất xơ
Nhóm thực phẩm thứ 2 mà người cao tuổi nên bổ sung đầy đủ mỗi ngày chính là nhóm rau củ quả. Lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi giàu giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, làm giảm các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở người cao tuổi và ổn định cân nặng.
Nhóm thức ăn từ động vật, sản phẩm từ sữa
Người cao tuổi cần bổ sung vừa đủ dinh dưỡng nhóm thức ăn từ động vật, sản phẩm từ sữa để tránh gây thiếu hụt đạm, dẫn đến gầy yếu, kém trí nhớ và suy giảm hệ miễn dịch
Những thực phẩm cần bổ sung trong nhóm này có thể kể đến thịt gà, trứng, sữa, thịt nạc, các sản phẩm từ đậu.
Ở nhóm thực phẩm giàu đạm, người cao tuổi nên ăn khoảng 2,5kg cá, 1,5kg thịt, 2kg đậu và các sản phẩm làm từ đậu mỗi tháng. Người cao tuổi cần bổ sung ít nhất 1 cốc sữa ít béo, ít đường một ngày để bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Nhóm chất béo
Đây là nhóm thực phẩm người cao tuổi nên ăn có mức độ khoảng 600g mỗi ngày. Những loại thực phẩm bổ sung chất béo tốt, phù hợp với sức khỏe người cao tuổi được kể đến như quả bơ, các loại hạt, dầu đậu nành, dầu từ thực vật,... và hạn chế tối đa các món ăn làm từ mỡ động vật, các món chiên, xào,...
Nhóm đường
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người cao tuổi nên ăn ít đường, chỉ nên ăn khoảng 500g mỗi tháng để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.
Nhóm muối
Muối là một trong những nguyên nhân của nhiều bệnh lý ở người cao tuổi. Vì vậy, người già chỉ nên tiêu thụ dưới 300g muối mỗi tháng. Ngoài ra, người cao tuổi nên sử dụng muối i ốt để phòng ngừa bệnh bướu cổ.
3
Lưu ý sức khỏe dành cho người cao tuổi
Ngoài chế độ ăn muốn mỗi ngày, người cao tuổi cũng cần chú ý đến các hoạt động hàng ngày:
Bổ sung nước
Để đảm bảo quá trình trao đổi chất và quá trình đào thải độc tố trong cơ thể diễn ra hiệu quả, người cao tuổi cần uống đủ nước hàng ngày. Ngoài nước lọc, người cao tuổi có thể dùng các loại nước từ rau củ quả như nước ép, sinh tố, trà thảo mộc hoặc trong canh, cháo, súp.
Ngủ đủ giấc, đúng giờ
Người cao tuổi cần ngủ đủ giấc, đúng giờ mỗi ngày để ngăn chặn các tế bào khỏi bị tổn hại, suy yếu và tránh các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, béo phì, bệnh tiểu đường,...
Vận động vừa sức
Người cao tuổi nên có thói quen rèn luyện cơ thể bằng những bài tập thể dục vừa sức như đi bộ, đạp xe vừa giúp cơ thể dẻo dai, kiểm soát huyết áp và cải thiện cholesterol.
Việc áp dụng tháp dinh dưỡng vào chế độ ăn cho người cao tuổi không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn hạn chế tối đa các bệnh tuổi già. Tip Hay hy vọng, sau bài viết này, bạn đã có được những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc người cao tuổi một cách hợp lý và hiệu quả.
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Vinmec.com