Tip hay

Thai máy là gì? Thai máy như thế nào là bất thường?

Thai máy là gì? Thai máy như thế nào là bất thường?

Theo dõi thai máy có thể giúp bố mẹ biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi. Vậy thai máy là gì và những dấu hiệu nào cho thấy thai máy bất thường?

Cảm nhận thai máy là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất của các mẹ khi mang thai. Đây là lúc mẹ có thể dần cảm nhận được sự tồn tại của bé và các cử động trong bụng. Vậy trong những trường hợp nào thì thai máy được cho là bất thường và cách theo dõi thai máy như thế nào? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết sau đây nhé.

1 Thai máy là gì?

Thai máy dùng để miêu tả những cử động của thai nhi trong tử cung của mẹ như đạp chân, vặn mình, vươn vai,... Bên cạnh đó, thai máy cũng là cách mà bé phản ứng lại với những tác động bên ngoài như tiếng ồn, tiếng mẹ đọc sách hoặc các loại thực phẩm mà mẹ đang hấp thụ.

Thai máy là gì?Thai máy là gì?

2 Thai máy xuất hiện khi nào?

Những cử động này bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 7 - 8 của thai kỳ, tuy nhiên ban đầu thai còn quá nhỏ nên mẹ chưa thể cảm nhận được.

Những cảm nhận này sẽ bắt đầu rõ hơn ở tuần thứ 20 nếu mẹ mang thai con đầu lòng hoặc từ tuần thứ 16 - 17 nếu đây là lần mang thai khác. Lúc này, những cử động của thai nhi trở nên rõ ràng và mẹ có thể dễ dàng cảm nhận hơn.

Mỗi bà bầu có thể cảm nhận thai máy ở những thời điểm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nhau thai trong tử cung. Nếu nhau thai bám vào mặt trước, mẹ sẽ cảm nhận những cử động của thai nhi muộn hơn so với những trường hợp thông thường.

Thai máy xuất hiện khi nào?Thai máy xuất hiện khi nào?

3 Dấu hiệu nhận biết thai máy

Dấu hiệu nhận biết thai máy có thể khác nhau đối với từng mẹ bầu trong từng giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Một số mẹ bầu sẽ cảm nhận thai nhi cử động nhẹ như bướm bay trong bụng, trong khi một số khác có thể cảm thấy những chuyển động đạp rõ ràng, khiến bụng trồi lên.

  • Giai đoạn từ tuần thứ 7 - 8: Cử động của thai nhi còn rất nhẹ, khiến mẹ bầu khó cảm nhận được chúng. Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng quá nhiều trong thời gian này mà chỉ cần tuân thủ lịch hẹn khám thai định kỳ của bác sĩ.
  • Tuần 16 - 22: Thai máy đã bắt đầu biểu hiện rõ ràng hơn. Mẹ bầu có thể cảm nhận được những cú đạp hoặc vươn vai của bé. Trung bình mỗi ngày, thai nhi sẽ cử động từ 16 đến 45 lần và khoảng cách giữa các lần cử động là từ 50 đến 75 phút. Đặc biệt khi bé ngủ, mẹ sẽ không cảm nhận được thai máy. Thời gian ngủ của bé thường kéo dài từ 20 - 40 phút và thường không quá 90 phút.
  • Tuần thứ 30 - 38: Đây là giai đoạn mà cử động thai nhi biểu hiện mạnh mẽ nhất. Mẹ bầu có thể cảm nhận được những cú đạp mạnh hoặc xoay trở mình, cử động toàn thân của bé.
  • Những tháng cuối thai kỳ: Mẹ nên quan sát kỹ hiện tượng thai máy và những cơn gò tử cung. Thường thì cảm nhận của mẹ chỉ tập trung ở một vùng bụng, trong khi gò tử cung làm toàn bộ vùng bụng cứng lên. Trong trường hợp này, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Dấu hiệu nhận biết thai máyDấu hiệu nhận biết thai máy

4 Thai máy như thế nào là bất thường?

Thai không máy

Thai không máy là một hiện tượng bất thường trong quá trình mang thai. Thông thường, ở tháng đầu tiên, thai nhi chưa thực hiện cử động hoặc cử động nhẹ nên mẹ bầu khó cảm nhận được. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu vẫn đang cảm nhận thai máy nhưng có một khoảng thời gian thai không máy hoặc máy rất ít thì mẹ nên đi khám ngay.

Thai không máyThai không máy

Thai máy quá nhiều

Ngược lại, thai máy quá nhiều cũng là một hiện tượng đáng lo ngại. Mặc dù nhiều người cho rằng thai máy nhiều là dấu hiệu tốt, chứng tỏ bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, đôi khi thai máy nhiều có thể là dấu hiệu bé đang bị stress hoặc mẹ bầu đang gặp phải những căng thẳng.

Do đó, khi thai máy quá nhiều, mẹ cần bình tĩnh dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu thai nhi cử động trở lại bình thường thì mẹ không cần lo lắng. Ngược lại, nếu thai máy vẫn tăng nhanh và không có dấu hiệu giảm thì mẹ cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và kiểm tra.

Thai máy quá nhiềuThai máy quá nhiều

Xuất hiện triệu chứng bất thường

Các triệu chứng bất thường như nôn mửa, xuất huyết âm đạo, co thắt tử cung, không căng ngực cũng là một hiện tượng đáng lo ngại cho thấy sức khỏe thai nhi đang nguy hiểm. Những triệu chứng này có thể là biểu hiện của việc thiếu ối, thiếu oxy hoặc các vấn đề bất thường về nhau thai. Vì vậy, mẹ bầu cần đi khám ngay để được xác định và điều trị kịp thời.

Xuất hiện triệu chứng bất thườngXuất hiện triệu chứng bất thường

5 Nên làm gì khi thai máy bất thường?

Nếu thai máy có những dấu hiệu bất thường, mẹ cần thực hiện những điều sau đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Mẹ nên ưu tiên bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như sữa, các loại đậu, ngũ cốc, protein từ , thịt, rau xanh, trái cây.
  • Tránh căng thẳng, stress trong giai đoạn mang thai: Mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể vận động nhẹ nhàng để bé được khỏe mạnh.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ: Khi thăm khám sức khỏe, các bác sĩ có thể theo dõi và đánh giá tình trạng thai nhi một cách chính xác nhất cũng như phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của thai nhi.

Nên làm gì khi thai máy bất thườngNên làm gì khi thai máy bất thường

6 Thai máy giảm có đáng lo không?

Trong quá trình mang thai, thai nhi máy giảm có thể khiến các mẹ bầu lo lắng. Tuy nhiên, không phải thai máy giảm là sẽ gây ra nguy hiểm bởi đây có thể là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Trong tam cá nguyệt thứ 2, nếu thai nhi không máy trong vài giờ liên tục hoặc cả ngày, mẹ không nên quá lo lắng. Lúc này, thai còn khá nhỏ và những cử động nhẹ nhàng của bé có thể mẹ không cảm nhận được.

Trong tam cá nguyệt thứ 3, mẹ có thể không thấy thai nhi cử động. Mẹ cũng đừng lo lắng bởi bé đã có chu kỳ ngủ và thức đều đặn. Thai không máy có thể chỉ đơn giản là bé đang ngủ sâu.

Tuy nhiên, nếu thai máy giảm đột ngột và kéo dài, mẹ nên đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng thai và đưa ra những giải pháp phù hợp giúp đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.

Thai máy giảm có đáng lo không?Thai máy giảm có đáng lo không?

7 Cách theo dõi thai máy

Để theo dõi thai máy được chính xác, các mẹ nên:

  • Nên theo dõi thai máy lúc sau khi ăn no.
  • Trước khi đếm cử động thai, mẹ nên đi tiểu để làm trống bàng quang. Đồng thời thay vì chỉ quan sát bằng mắt thường, mẹ nên đặt tay lên bụng để cảm nhận rõ ràng nhất.
  • Nên đếm thai máy từ 2 - 3 lần mỗi ngày trong từng khoảng thời gian cố định để dễ dàng theo dõi và nhận ra sự thay đổi.
  • Đếm số lần thai máy trong một giờ. Đối với những thai nhi khỏe mạnh thì trong một giờ sẽ có ít nhất 4 đợt cử động. Nếu bé cử động quá nhiều hoặc quá ít thì mẹ cần đi khám ngay để được xử lý kịp thời.

Cách theo dõi thai máyCách theo dõi thai máy

Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn tìm hiểu thai máy là gì cũng như những dấu hiệu bất thường của thai máy. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bầu tham khảo và có thể theo dõi thai máy an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc

Từ khóa: Thai máy là gì? Thai máy như thế nào là bất thường?thai máy là gìthai máy