Tip hay

Thai giáo tháng thứ 4 và những lưu ý mẹ nên biết

Thai giáo tháng thứ 4 và những lưu ý mẹ nên biết

Vào tháng thứ 4 thai kỳ, cơ thể mẹ và bé có nhiều sự thay đổi. Cùng tìm hiểu các phương pháp thai giáo tháng thứ 4 để tốt nhất cho mẹ và bé giai đoạn này nhé!

So với 3 tháng đầu của kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, vào tháng thứ 4 của thai kỳ cả cơ thể người mẹ và bé đều có những sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của bé. Cùng Tip Hay tìm hiểu rõ hơn về những phương pháp thai giáo tháng thứ 4 và lưu ý cần biết nhé!

1 Sự thay đổi cơ thể mẹ và bé vào tháng thứ 4 thai kỳ

Đối với mẹ

  • Giảm cảm giác ốm nghén và buồn nôn hơn trước.
  • Vẫn có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, ợ chua, táo bón,...
  • Ngực vẫn còn đau nhức, căng tức, núm vú sậm đi.
  • Khó thở hay thở gấp.
  • Một số trường hợp chóng mặt, ngất xỉu.
  • Chảy máu nướu răng và chảy máu cam vẫn tiếp diễn.

Đối với thai nhi

  • Trẻ có thể đạt chiều dài khoảng 12cm.
  • Xương sống đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nên có thể duỗi đầu và cổ thẳng.
  • Có thể biểu cảm nhờ cơ mặt phát triển.
  • Mắt trẻ có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài dù chưa mở mắt.
  • Nghe thấy âm thanh và phản ứng lại.

Sự thay đổi cơ thể mẹ và bé vào tháng thứ 4 thai kỳSự thay đổi cơ thể mẹ và bé vào tháng thứ 4 thai kỳ

2 3 phương pháp thai giáo cho bé vào tháng thứ 4

Thai giáo âm nhạc

Các chuyên gia khuyến khích các mẹ cho trẻ nghe nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Trong đó, nhạc cổ điển hay nhạc thính phòng phù hợp với thai nhi nhất hoặc những bài đồng dao, bài hát thiếu nhi đều thích hợp để thai giáo cho trẻ.

Tuy nhiên, việc thai giáo âm nhạc có thể hoàn toàn bằng những thể loại nhạc mà mẹ yêu thích như nhạc vàng, nhạc bolero, nhạc trữ tình đều được.

Thai giáo âm nhạcThai giáo âm nhạc

Tham khảo thêm:  Hướng dẫn cho thai nhi nghe nhạc đúng cách

Thai giáo ngôn ngữ

Nhằm giúp con phát triển ngôn ngữ ngay từ trong bụng mẹ, bố mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Trò chuyện với con mỗi ngày bằng những câu chuyện trong cuộc sống, hoặc chia sẻ với con những cảm xúc, suy nghĩ tích cực.
  • Cho con nghe những mẩu truyện thai giáo bằng cách đọc hoặc mở máy cho trẻ nghe.

Thai giáo ngôn ngữThai giáo ngôn ngữ

Tham khảo thêm: Top 6 cuốn sách hay về thai giáo hay mà mẹ bầu nào cũng nên đọc

Thai giáo vận động

Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ được khuyên là nên hạn chế di chuyển, vận động mạnh, nghỉ ngơi nhiều để an toàn cho mẹ và bé. Sau 3 tháng, các mẹ có thể tập những bài tập nhẹ nhàng để thực hành thai giáo.

Một số bài vận động tốt cho mẹ như đi bộ, tập yoga, pilates, nâng tạ, aeerobic,...nên lưu ý chỉ tập ở cường độ vừa phải 30 phút mỗi ngày, và chia nhỏ mỗi lần 10 phút.

Ngoài ra, để tăng cường vận động cho bé, bố mẹ có thể thực hiện massage vùng bụng mỗi ngày từ 5-10 phút, tránh dùng lực quá mạnh hay xoa ở dưới đáy bụng sẽ gây co thắt cổ tử cung.

Thai giáo vận độngThai giáo vận động

Tham khảo thêm:  Các bài tập Yoga cho bà bầu theo từng giai đoạn 3 tháng thai kỳ

3 Những lưu ý khi thai giáo tháng thứ 4

Để thực hành các phương pháp thai giáo tháng thứ 4 an toàn, hiệu quả, các bố mẹ nên lưu ý:

  • Khi bật nhạc hay truyện nói không nên để âm lượng vượt quá 70 dB.
  • Tinh thần của mẹ nên giữ ở trạng thái thoải mái, tích cực trong suốt quá trình mang thai.
  • Tùy vào phương pháp thai giáo mà mẹ có thể chọn thời điểm thực hành phù hợp, có thể là trong lúc tắm, lúc đi ngủ hay dọn nhà.
  • Nên có sự giúp đỡ và cùng thực hiện của cả bố và mẹ.

Những lưu ý khi thai giáo tháng thứ 4Những lưu ý khi thai giáo tháng thứ 4

Trên đây là một số thông tin về việc thai giáo tháng thứ 4 mà Tip Hay muốn gửi đến bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho 2 mẹ con đều khỏe mạnh trong suốt thai kỳ nhé!

Nguồn: Monkey.edu.vn

Từ khóa: Thai giáo tháng thứ 4 và những lưu ý mẹ nên biếtthai giáo tháng thứ 4