Tip hay

Thai giáo dinh dưỡng là gì? Nguyên tắc khi thai giáo dinh dưỡng

Thai giáo dinh dưỡng là gì? Nguyên tắc khi thai giáo dinh dưỡng

Thai giáo dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Cùng tìm hiểu chi tiết về thai giáo dinh dưỡng ngay tại đây nhé!

Trong thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó mà phương pháp thai giáo dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy thai giáo dinh dưỡng là gì và cần chú những nguyên tắc nào khi thai giáo dinh dưỡng? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nội dung bài viết dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín.

1 Thai giáo dinh dưỡng là gì?

Thai giáo dinh dưỡng là phương pháp thai giáo gián tiếp dùng để chỉ việc cung cấp cho các mẹ bầu cũng như chị em sắp mang thai những kiến thức về dinh dưỡng. Điều này giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe cho mẹ bầu, cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Phương pháp thai giáo dinh dưỡng thường tập trung chủ yếu vào các hoạt động như:

  • Tư vấn và hướng dẫn mẹ bầu cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.
  • Hướng dẫn lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai.
  • Những nguyên tắc khi thai giáo dinh dưỡng.

Thai giáo dinh dưỡng là gì?Thai giáo dinh dưỡng là gì?

2 Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thai kỳ

Đối với sức khỏe mẹ bầu

Thai giáo dinh dưỡng phù hợp giúp mang lại cho mẹ bầu những lợi ích sau đây:

  • Tăng cường khả năng tiết sữa ở mẹ, đảm bảo chất lượng sữa được tốt nhất.
  • Giúp mẹ bầu tăng cân phù hợp. Trong một số trường hợp việc mẹ tăng cân quá nhiều sẽ gây khó khăn trong việc sinh nở và dễ mắc bệnh tiểu đường. Ngược lại, mẹ tăng cân quá ít sẽ dẫn để con sinh bị thiếu cân do thiếu chất dinh dưỡng.
  • Phòng tránh được một số tai biến sản khoa như khó sinh, sinh non, thai lưu,.... Bên cạnh đó còn giúp giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh do thiếu hụt folate, thiếu hồng cầu, suy giảm hệ miễn dịch.

Thai giáo dinh dưỡng đối với sức khỏe mẹ bầuThai giáo dinh dưỡng đối với sức khỏe mẹ bầu

Đối với sức phát triển của thai nhi

Đối với thai nhi, thai giáo dinh dưỡng giúp mang lại những lợi ích dưới đây:

  • Giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giảm nguy cơ mắc phải một số dị tật bẩm sinh. Chẳng hạn trẻ có thể bị dị tật ống thần kinh nếu thiếu axit folic, việc cung cấp đầy đủ axit folic sẽ giúp giảm đến 50% khả năng mắc dị tật ở trẻ.
  • Đảm bảo trẻ khi sinh ra sẽ đủ cân nặng và khỏe mạnh.
  • Giúp tăng cường trí thông minh cho trẻ, đồng thời giúp trẻ có thị giác tốt và một hệ tim mạch khỏe mạnh.

Thai giáo dinh dưỡng đối với sự phát triển của thai nhiThai giáo dinh dưỡng đối với sự phát triển của thai nhi

3 Nguyên tắc khi thai giáo dinh dưỡng

Nhóm thực phẩm nên/không nên ăn

Sau đây là một số loại thực phẩm mà các mẹ bầu nên/không nên ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi:

  • Hạn chế ăn các loại gia vị cay, nóng như tiêu, tỏi, ớt,...
  • Hạn chế ăn mặn, đặc biệt là những chị em bị phù, bị nhiễm độc thai nghén hoặc bị tăng huyết áp.
  • Tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, nước chè đặc,...

Nhóm thực phẩm nên/không nên ănNhóm thực phẩm nên/không nên ăn

Không nên quá kiêng khem

Các mẹ bầu không cần phải quá kiêng khem trong quá trình mang thai mà chỉ nên hạn chế một vài loại thức ăn không tốt. Ngoài ra, mỗi bữa ăn cần phải bổ sung loại thực phẩm đa dạng khác nhau để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và con.

Nếu mẹ bị dị ứng với một số loại thức ăn thì có thể cân nhắc thay thế bằng những loại thực phẩm khác có hàm lượng dinh dưỡng tương đương để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Không nên quá kiêng khemKhông nên quá kiêng khem

Cân bằng dinh dưỡng

Trong quá trình mang thai, mẹ cần cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết như chất béo, protein, vitamin, carbohydrate và các nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, mẹ bầu cũng cần cân bằng các nhóm chất để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu chất.

Cân bằng dinh dưỡngCân bằng dinh dưỡng

Những quan niệm cần tránh

Một số quan niệm sai lầm mà mẹ cần tránh như:

  • Ăn nhiều trứng ngỗng để con thông minh: Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng ăn nhiều trứng ngỗng sẽ khiến con thông minh. Đặc biệt, trong trứng ngỗng chứa hàm lượng lipid và cholesterol khá cao, đây đều là những chất không có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu, đồng thời còn có thể khiến các mẹ mắc phải chứng cholesterol máu cao và gây béo phì.
  • Uống nước mía/nước dừa để da con trắng: Việc uống nước dừa/nước mía quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu bị đa ối, dư ối và tăng khả năng sinh non. Do đó quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.
  • Khi mang bầu nghĩa là phải ăn cho 2 người cùng 1 lúc: Với quan niệm này, có không ít mẹ bầu đã quá nhiều, khiến cơ thể bị tăng cân quá mức. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, mẹ bầu có thể mắc phải các bệnh như tiểu đường, sinh non, thai chết lưu.

Những quan niệm cần tránhNhững quan niệm cần tránh

4 Thai giáo dinh dưỡng theo từng giai đoạn

Mỗi giai đoạn trong quá trình mang thai sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Dưới đây là thai giáo dinh dưỡng cụ thể cho từng giai đoạn mà các mẹ cần tham khảo:

Giai đoạn Đặc điểm Chế độ dinh dưỡng
3 tháng đầu thai kỳ (0-12 tuần) Đây là giai đoạn thai nhi hình thành những bộ phận cơ bản đầu tiên. Ở giai đoạn này, các mẹ thường gặp phải những triệu chứng như thai nghén, nôn mửa. Ưu tiên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu canxi, sắt, axit folic và vitamin B6.  Một số loại thực phẩm cần bổ sung như rau xanh, cá hồi, sữa, các loại hạt.
3 tháng giữa thai kỳ (13-27 tuần) Ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, trẻ sẽ có những phát triển về chiều cao và khung xương. Lúc này, mẹ đã có thể cảm nhận được những cử động của con. sung canxi, chất đạm, chất béo omega 3 để não bộ và thần kinh của trẻ được phát triển tốt hơn. Một số loại thực phẩm phù hợp ở giai đoạn này như thịt gia cầm, , sữa, các loại hạt,.... Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi như cua, tôm, trứng. Lượng canxi được khuyến khích bổ sung mỗi ngày là khoảng 1200mg.
3 tháng cuối thai kỳ (tuần 28 trở đi) 3 tháng cuối sẽ là giai đoạn mà thai nhi tăng cân nhanh nhất, do đó mà chế độ dinh dưỡng phải đầy đủ. Theo Viện Dinh Dưỡng, ở giai đoạn này, mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung thêm khoảng 450 kcal.Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin, đạm và chất béo.Một số loại thực phẩm gợi ý như tôm, cua, trứng, cá, các loại đậu,...

Thai giáo dinh dưỡng theo từng giai đoạnThai giáo dinh dưỡng theo từng giai đoạn

Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn tìm hiểu thai giáo dinh dưỡng và những nguyên tắc khi thai giáo dinh dưỡng. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bầu tham khảo và xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con.

Nguồn: Vinlac.com.vn

Từ khóa: Thai giáo dinh dưỡng là gì? Nguyên tắc khi thai giáo dinh dưỡngthai giáo dinh dưỡngthai giáo dinh dưỡng là gì