Tế bào gốc tự thân là gì? Những lưu ý khi thực hiện phương pháp PRP
Tế bào gốc tự thân là phương pháp giúp trẻ hóa làn da ở phụ nữ và được xem là phương pháp an toàn, hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Phụ nữ sau khi bước vào độ tuổi 30 làn da thường có dấu hiệu bị lão hóa, các tế bào da cũng không còn hoạt động tốt như trước. Do đó nhiều chị em đã lựa chọn phương pháp PRP để duy trì làn da tươi trẻ. Vậy khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý điều gì? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.
1
Tế bào gốc tự thân là gì?
Tế bào gốc tự thân hay còn biết đến là phương pháp PRP. Đây là phương pháp sử dụng máu của người cần điều trị, đem đi xử lý ly tâm, sau đó thu được lượng huyết tương giàu tiểu cầu và đưa ngược trở lại vào cơ thể. Cách làm này sẽ có tác dụng kích thích các tế bào da trong cơ thể tái tạo, sản sinh ra tế bào mới, phục hồi làn da nhanh chóng nhờ vào các nhân tố tăng trưởng có trong tiểu cầu.
Phương pháp PRP được ứng dụng trong việc điều trị trẻ hóa làn da như:
- Giúp giải quyết các vấn đề mà làn da đang gặp phải như mụn trứng cá, nám da, lỗ chân lông to,...
- Điều trị và ngăn chặn tình trạng lão hóa da, da bị nhăn nheo.
- Trị rạn da và làm giảm các vết sần vỏ cam trên mặt.
2
Nguyên lý hoạt động của phương pháp PRP
Nguyên lý hoạt động của phương pháp PRP được thực hiện theo quy trình sau đây:
- Lấy khoảng 30ml máu của người cần điều trị, sau đó được xử lý qua một quy trình và công nghệ chiết xuất ly tâm để có thể thu về một lượng huyết tương giàu tiểu cầu.
- Lượng huyết tương này sẽ được bác sĩ đưa ngược trở lại vào cơ thể, vào vùng da cần điều trị. Từ đó giúp hồi phục làn da và kích thích các tế bào tổn thương sản sinh ra các tế bào mới.
3
Mục đích của phương pháp PRP là gì?
Phương pháp PRP được ứng dụng nhằm mục đích chữa trị một số bệnh dưới đây:
- Rụng tóc: PRP được tiêm vào da đầu có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của tóc. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng PRP còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng rụng tóc phụ thuộc androgen.
- Tổn thương gân: Phương pháp PRP được nhiều chuyên gia da liễu áp dụng để điều trị các bệnh mãn tính về gân.
- Trị sẹo: Phương pháp PRP còn giúp tăng tốc độ trị vết thương. Nhờ các tiểu cầu tự thân chứa một số yếu tố giúp kích thích tăng trưởng, thúc đẩy quá trình tái tạo mô trên cơ thể, từ đó giúp lấp đầy sẹo rỗ hiệu quả.
- Chấn thương cấp tính: Nếu chẳng may các vận động viên mắc phải chấn thương cấp tính như căng cơ đùi sau, bong gân đầu gối thì phương pháp PRP có thể điều trị chấn thương hiệu quả.
- Phục hồi sau phẫu thuật: Các bác sĩ thường sử dụng phương pháp tiêm PRP để phục hồi gân bị rách hoặc dây chằng sau khi thực hiện phẫu thuật.
- Viêm xương khớp: Những người mắc các bệnh về viêm xương khớp khi được tiêm PRP vào đầu gối sẽ có tác dụng điều trị hiệu quả hơn nhiều so với tiêm acid hyaluronic (phương pháp làm đẹp truyền thống).
4
Những lưu ý khi thực hiện phương pháp PRP
Khi thực hiện phương pháp PRP thì bạn cần phải tuân thủ theo một số lưu ý để đạt được hiệu quả cao nhất và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
Trước khi thực hiện phương pháp PRP
- Trước khi thực hiện PRP 1 tuần, ngừng bôi lên da mặt các loại kem dưỡng da, mặt nạ có chứa corticoid.
- Không nên uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích trong vòng từ 2 - 3 tuần vì những chất này có thể làm giảm tác dụng của huyết tương giàu tiểu cầu, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình tái tạo làn da mới.
- Trước ngày thực hiện phương pháp PRP hãy ngủ một giấc thật sâu. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể đánh giá và theo dõi được tình trạng da khi thực hiện.
- Thông báo cho bác sĩ những bệnh đã từng mắc hoặc đang trong quá trình điều trị như huyết áp cao, đái tháo đường,...
- Không nên thực hiện phương pháp PRP trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt nên nhịn ăn ít nhất trong 6 giờ trước khi thực hiện.
Chăm sóc da sau khi thực hiện
- Sau khi thực hiện phương pháp PRP, có thể chườm đá bằng khăn mềm trong vòng 24 - 48 tiếng đồng hồ.
- Rửa mặt bằng nước muối sinh lý, lưu ý nên sử dụng gạc mềm vô khuẩn để rửa.
- Tuyệt đối không sử dụng mỹ phẩm, sữa rửa mặt hay bất kỳ loại kem dưỡng nào trong vòng 7 ngày. Những ngày sau đó bạn có thể dùng kem chống nắng, sữa rửa mặt không có thành phần gây kích ứng da.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc bụi bẩn.
- Bổ sung nước, hoa quả và rau xanh cho cơ thể. Không nên uống cafe, nước uống có cồn.
- Tái khám tại cơ sở điều trị vào ngày thứ 4 và thứ 7 sau khi thực hiện phương pháp PRP.
5
Một số câu hỏi thường gặp về phương pháp PRP
Có nên thực hiện phương pháp PRP tại nhà hay không?
Câu trả lời là không. Bạn nên thực hiện tế bào gốc tự thân tại những cơ sở y tế, trung tâm uy tín để đảm bảo quy trình được thực hiện chuẩn nhất. Khi chưa có đủ kiến thức về PRP, việc thực hiện tại nhà sẽ có thể hủy hoại làn da của bạn và gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng da, viêm da và thậm chí là nhiễm trùng máu.
Thời gian phục hồi sau khi thực hiện phương pháp PRP là bao lâu?
Với những người bị chấn thương, các chuyên gia điều trị khuyên rằng sau khi thực hiện phương pháp PRP bạn nên nghỉ ngơi. Tuy nhiên với những người chỉ tiêm PRP làm đẹp, trẻ hóa da thì có thể tiếp tục hoạt động hàng ngày.
Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm PRP là gì?
Phương pháp PRP là phương pháp tiêm một loại chất vào da, do đó có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể như nhiễm trùng, vị trí tiêm bị đau nhức, tổn thương mô, tổn thương thần kinh.
Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn tìm hiểu tế bào tự thân (phương pháp PRP) cũng như những lưu ý khi thực hiện phương pháp này. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể tham khảo và quyết định có nên thực hiện phương pháp này để làm đẹp da hay không.