Tip hay

Tắm cho con mà lần nào con cũng khóc thì nên biết những lí do này

Tắm cho con mà lần nào con cũng khóc thì nên biết những lí do này

Không ít lần trẻ khóc, vẫy vùng lên khi tắm mà các mẹ chẳng biết lí do là gì. Cùng Tip Hay tìm hiểu những lí do khiến trẻ khóc mỗi khi tắm để khắc phục nhé!

Tắm cho trẻ nhỏ tưởng dễ nhưng nếu không biết cách cũng khiến các mẹ gặp nhiều khó khăn. Một số trẻ sẽ cảm thấy thích thú khi ở trong chậu tắm, một số trẻ lại cảm thấy vô cùng khó chịu, cứ khóc và phản kháng mỗi khi tắm.

Cùng Tip Hay điểm danh những nguyên nhân có thể khiến con sợ hãi việc tắm, để giúp con không còn ghét việc tắm rửa nữa nhé.

1 Bị nước chảy vào mắt

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ quấy khóc dữ dội mỗi khi tắm. Lí do là vì trẻ còn nhỏ, phản xạ chớp mắt cũng chưa nhạy bén, nên khi tắm thì nước chảy vào mắt bé sẽ không phản ứng kịp và gây cay, khó chịu cho mắt của bé.

Để khắc phục điều này, các mẹ nên trang bị tấm che đầu, mũ tắm dành riêng cho bé để bảo vệ mắt. Đồng thời, khi tắm, gội đầu thì nên đặt con ở tư thế ngửa đầu để nước, xà phòng không rơi vào mắt.

Bị nước chảy vào mắtBị nước chảy vào mắt

2 Bé bị phát ban hoặc lở loét da

Nếu bé đang trong tình trạng da bị phát ban hoặc lở loét sẽ rất nhạy cảm khi tiếp xúc với nước và sữa tắm vì gây xót da, khiến bé cảm thấy đau và khó chịu.

Để tốt hơn cho bé khi tắm thì các mẹ không nên thoa sữa tắm và kỳ cọ ở những vị trí da đang bị tổn thương. Ngoài ra, sau khi tắm xong cũng nên dùng khăn mềm để thấm khô nước và thoa thuốc.

Bé bị phát ban hoặc lở loét daBé bị phát ban hoặc lở loét da

3 Nhiệt độ nước quá nóng hoặc quá lạnh

Da của trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, khi tiếp xúc với nước có nhiệt độ không phù hợp sẽ khiến bé khó chịu và quấy khóc. Do đó, nước quá nóng hay quá lạnh sẽ không phù hợp với bé và khiến con ngày càng sợ tắm.

Các mẹ nên đảm bảo nhiệt độ nước tắm cho bé ở mức 37 độ C, bằng cách dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước để pha nước tắm cho bé nhé!

Nhiệt độ nước quá nóng hoặc quá lạnhNhiệt độ nước quá nóng hoặc quá lạnh

4 Sợ xà phòng

Như đã biết, làn da của các em bé rất nhạy cảm. Trong khi đó, sữa tắm lại chứa thành phần axit cao nên dễ khiến da của bé bị rát, dị ứng, ngứa ngáy, nổi mẩn.

Các mẹ nên ưu tiên chọn loại dành riêng cho bé, có thành phần tự nhiên, chứa ít chất tạo màu, tạo bọt và hương liệu.

Sợ xà phòngSợ xà phòng

5 Tắm khi trẻ đang đói bụng

Có thể bạn chưa biết, để trẻ ngâm mình lâu trong nước sẽ khiến trẻ mau đói hơn bình thường. Nếu trước khi tắm mà trẻ đang đói bụng thì khi tắm trẻ sẽ không thể chịu được và khóc.

Nếu hay mắc phải nguyên nhân này, các mẹ có thể cho con ăn trước khi tắm khoảng 30 phút để con hạn chế quấy khóc vì đói nhé!

Tắm khi trẻ đang đói bụngTắm khi trẻ đang đói bụng

6 Bé chưa quen với nước

Đối với trẻ sơ sinh, những trải nghiệm đầu tiên vô cùng quý giá nhưng cũng không hề dễ dàng, nhất là làm quen với nước. Một số bé lần đầu tiếp xúc với nước có thể sợ hãi và không thoải mái.

Để giúp bé làm quen với nước thì các mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng nước rồi lau lên người con khi tắm, thay vì cho con vào thẳng trong chậu nước. Ngoài ra, cũng cần lưu ý khi cho con tiếp xúc với nước, nên bắt đầu từ mặt rồi đến chân, tay sau đó mới đến các vị trí khác.

Bé chưa quen với nướcBé chưa quen với nước

7 Tắm cho trẻ khi con đang bị mệt hoặc đang buồn ngủ

Nếu trẻ đang không khỏe hoặc buồn ngủ thì không nên tắm cho con ngay, vì việc tắm gội vào lúc này sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu và khóc nhiều.

Các mẹ nên thiết lập thời gian tắm cố định trong ngày cũng như với các hoạt động khác, giúp bé hình thành thói quen và giảm bớt cảm giác khó chịu khi tắm.

Tắm cho trẻ khi con đang bị mệt hoặc đang buồn ngủTắm cho trẻ khi con đang bị mệt hoặc đang buồn ngủ

8 Chậu tắm hoặc phòng tắm không thoải mái

Khi trẻ biết ngồi, các mẹ thường cho trẻ ngồi vào chậu tắm, tuy nhiên nếu chậu tắm có kích thước quá nhỏ hoặc quá to đều có thể khiến con không thoái mái. Bên cạnh đó, nếu phòng tắm có nhiều gió luồng vào sẽ khiến con dễ bị lạnh và không còn thích tắm nữa.

Do đó, các mẹ nên chuẩn bị cho con chậu tắm có kích thước vừa phải, tắm ở nơi kín gió và bế bé để gội đầu ở tư thế mà con thoải mái nhất.

Chậu tắm hoặc phòng tắm không thoải máiChậu tắm hoặc phòng tắm không thoải mái

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến có thể khiến cho trẻ con khóc mỗi khi tắm. Do đó, nếu lần nào tắm mà trẻ cũng khóc thì bạn nên xem xét những nguyên nhân trên có đang mắc phải không nhé! Hy vọng với những thông tin vừa rồi sẽ giúp các mẹ bỉm sữa chăm sóc con tốt hơn!

Nguồn: Marrybaby.vn

Từ khóa: Tắm cho con mà lần nào con cũng khóc thì nên biết những lí do nàyKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh