Tắm biển có sợ nhiễm bệnh Whitmore
Trước thông tin vi khuẩn Whitmore xuất hiện gần đây, nhiều người thắc mắc liệu tắm biển có bị nhiễm bệnh không? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết này.
Whitmore là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trên các thanh công cụ tìm kiếm trong thời gian gần đây. Whitmore được nhiều người biết đến với cái tên "vi khuẩn ăn thịt người" vì nó có khả năng làm hoại tử một số cơ quan của cơ thể khi người bệnh chuyển biến nặng.
Trước thông tin đó, nhiều người cảm thấy hoang mang và lo sợ không biết những hoạt động vui chơi hàng ngày như tắm biển có dễ bị nhiệm bệnh hay không. Xem tiếp thông tin dưới đây để tìm hiểu câu trả lời.
1
Whitmore lây nhiễm như thế nào?
Trước khi bước vào câu hỏi chính, chúng ta sẽ đi qua thông tin Whitmore là gì và lây nhiễm như thế nào?
Theo TS. Trịnh Thành Trung - Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, Viện Vi Sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc ĐHQGHN cho biết Whitmore hay còn gọi là bệnh melioidosis là căn bệnh nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên.
B.pseudomallei là vi khuẩn sống chủ yếu ở trong đất, nước bùn, vì thế con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn.
Bên cạnh đất, nước, vi khuẩn còn lây qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra những bằng chứng nhiễm bệnh khi ăn thức ăn có vi khuẩn.
Tuy vậy, hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào về bệnh có khả năng lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Vì vậy bệnh thường xuất hiện riêng lẻ, không bùng phát thành dịch bệnh.
Tìm hiểu thêm về bệnh Whitmore tại: Bệnh whitmore có nguy hiểm không? Có chữa trị được không?
2
Tắm biển có bị nhiễm Whitmore hay không?
Theo như những thông tin trên, bệnh lây qua người chủ yếu thông qua các vết thương hở khi tiếp xúc với bùn đất, nước bùn bẩn. Nên người tắm biển sẽ không có khả năng bị lây nhiễm vi khuẩn này.
Thế nhưng không phải vì vậy mà biển là nơi an toàn tuyệt đối. Với mức độ ô nhiễm môi trường cũng như những vi khuẩn gây hại có trong nước biển vẫn có khả năng xâm nhập vào cơ thể người thông qua nhiều con đường, đặc biệt là vết thương hở.
Vì vậy với những người có vết thương hở trên cơ thể không nên tham gia tắm biển, nhất là những nơi có mức độ ô nhiễm cao. Nếu muốn tắm cần phải bao bọc vết thương kỹ càng và xử lý vết thương thật kỹ sau khi tắm để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Khi có những triệu chứng khác thường, người dân cần đến trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra và có phương pháp điều trị hợp lý.
Nhìn chung Whitmore là một căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện kịp thời cũng như có thể phòng tránh được qua những biện pháp như đeo đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường bùn đất, rửa tay sạch trước khi ăn, bảo vệ vết thương hở kỹ càng,....
Đón xem thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khoẻ tại Khoẻ đẹp mỗi ngày.
Bạn sẽ quan tâm: