Tip hay

Tại sao muỗng đong sữa luôn có lỗ nhỏ dưới đáy?

Tại sao muỗng đong sữa luôn có lỗ nhỏ dưới đáy?

Sữa bột là một sự lựa chọn tuyệt vời cho em bé, người lớn, người cao tuổi,... nếu cần bổ sung dưỡng chất. Nhưng có bao giờ bạn để ý tại sao muỗng đong sữa luôn có lỗ nhỏ dưới đáy? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé!

Muỗng đong sữa luôn có một lỗ nhỏ phía đáy, có bao giờ bạn thắc mắc tại sao hay chưa? Bạn quan sát rất nhiều loại sữa bột từ sữa cho em bé, đến sữa cho người cao tuổi hay thậm chí là sữa cho mẹ bầu, nhưng muông đong luôn có một lỗ nhỏ phía đáy? Điều này tại sao nhỉ? Cùng nhau tìm hiểu câu trả lời nhé!

1 Tại sao muỗng đong sữa luôn có lỗ nhỏ dưới đáy?

Chiếc lỗ nhỏ ở phía dưới muỗng đong sữaChiếc lỗ nhỏ ở phía dưới muỗng đong sữa

Chiếc lỗ nhỏ ở phía dưới muỗng đong sữa được thiết kế để giúp không khí thoát ra ngoài, giúp lấy được lượng sữa bột được lấy vừa đủ với lượng sữa bột được hãng sữa quy định. Đồng thời, không cho sữa đọng lại khi bạn đổ vào bình hay cốc nhờ vào sự cân bằng áp lực bên trong và bên ngoài chiếc thìa sữa bột, việc đổ sữa bột sẽ dễ dàng hơn.

Sữa bột có kết cấu rất mịn để dễ dàng hòa tan trong nước. Do đó nếu khi bạn lấy sữa nhanh bằng muỗng bình thường thì sẽ có rất nhiều lỗ do không khí trộn lẫn bên trong. Vậy nên lượng sữa bạn lấy thường sẽ chưa đủ.

Lượng sữa lấy bằng muỗng thông thường sẽ không đủLượng sữa lấy bằng muỗng thông thường sẽ không đủ

Với kết cấu mịn, khi sử dụng muỗng đong có lỗ sẽ giúp sữa khó bị đổ ra ngoài vì khi bạn gạt muỗng thì lượng sữa bên trong đã tạo thành một khối chắc chắn. Đồng thời, áp suất không khí sẽ tiếp xúc với lượng sữa bên dưới lỗ nhỏ ngăn được lượng sữa không bị đọng lại dưới muỗng giúp trẻ uống sữa theo đúng tỷ lệ được pha.

2 Một số lưu ý khi pha sữa

Một số lưu ý khi pha sữaMột số lưu ý khi pha sữa

Pha sữa vào nước

Nhiều người có thói quen lấy sữa rồi mới đổ nước. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi làm theo thứ tự nào sẽ tốt hơn. Với cùng một lượng sữa và nước như nhau. Nếu bạn đổ nước vào sữa thì sữa sẽ đặc hơn. Do vậy bạn nên lấy đủ lượng nước theo chỉ dẫn rồi mới cho sữa vào.

Nhiệt độ pha sữa

Nhiệt độ thích hợp để pha sữa thường là 40 độ C. Đặc biệt với trẻ thì mẹ nên cần chú ý và cẩn thận hơn vì nếu sữa nóng sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Vì với người lớn thì có thể tự kiểm soát được độ nóng của sữa, nhưng với các em nhỏ thì còn phải lệ thuộc vào ba mẹ.

Không nên lắc bình sữa

Sau khi pha xong thường ba mẹ sẽ lắc để hòa trộn sữa với nước đúng không nào. Tuy nhiên bạn chỉ nên đặt bình sữa vào lòng bàn tay và xoa nhẹ. Để hạn chế tối đa bọt khí có thể làm bé bị sặc hoặc trào sữa trong khi bú.

>> Xem thêm: Cách pha sữa cho trẻ đúng cách

Bài viết vừa lý giải cho tại tại sao nhà thiết kế làm một lỗ hổng nhỏ phía dưới muỗng đong trong hộp sữa. Hi vọng đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm

>> Mách mẹ cách chọn sữa bột cho bé

>> Cách phân biệt sữa bột cho bé thật và sữa giả

>> Sữa bột cho bé - uống càng nhiều càng tốt?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Tại sao muỗng đong sữa luôn có lỗ nhỏ dưới đáy?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanhKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh