Tip hay

Tác hại khi hâm sữa và thức ăn cho bé bằng bát nhựa trong lò vi sóng

Tác hại khi hâm sữa và thức ăn cho bé bằng bát nhựa trong lò vi sóng

Nhiều bà mẹ Việt vẫn chưa nhận thức được mối nguy hại của những chất độc có trong đồ nhựa đối với sức khỏe của bé, đặc biệt là khi hâm nóng sữa, thức ăn bằng bát nhựa trong lò vi sóng.

1 Tại sao hâm sữa và thức ăn bằng bát nhựa lại nguy hiểm?

Hâm sữa và thức ăn bằng bát nhựa chứa nguy hiểm

Thứ nhất, dùng bát nhựa để hâm đồ ăn hay sữa trong lò vi sóng là không đúng. Bởi đồ nhựa không phải là dụng cụ chuyên dùng đối với lò vi sóng.

Thứ hai, khi dùng bát nhựa để đựng đồ ăn, thức uống của bé và đặt chúng trong lò vi sóng, nhiệt độ trong lò sẽ khiến cho lớp nhựa bọc thực phẩm bị rò rỉ và chảy ra. Các chất chủ yếu là BPA và Phthalates. Chúng sẽ lẫn vào trong thức ăn hoặc sữa và ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Thứ 3, những chất phụ gia được đưa trực tiếp vào thực phẩm, nhưng chất phụ gia gián tiếp lại xuất hiện theo dạng hóa chất từ nhựa, keo, thuốc nhuộm, giấy hoặc bìa cứng,… Và những hóa chất này sẽ xuất hiện trong quá trình hâm nóng sữa hoặc thức ăn, và chúng vô tình hòa vào thức ăn của trẻ.

Thứ 4, những chất phụ gia, hóa chất như: Bisphenol, Phthalates, Perchlorate, Perfluoroalkyl, Nitrat,… sẽ ảnh hưởng tới khả năng sản xuất hormone của trẻ, khiến trẻ chậm phát triển. Một số chất sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị béo phì, ảnh hưởng tới tim mạch, sự phát triển của bộ phận sinh dục, làm gián đoạn chức năng của não và hệ thần kinh. Cùng với đó là những hệ lụy về đường tiêu hóa khác mà bạn không ngờ tới.

2 Cách hâm nóng sữa bằng lò vi sóng đúng cách

Cách hâm nóng sữa bằng lò vi sóng đúng cách

Sữa mẹ đông lạnh, sữa công thức hay thức ăn đã nguội cần được hâm nóng cho bé. Muốn thực hiện đúng cách, các mẹ cần làm theo các bước sau:

- Đối với sữa, bạn cần đổ sữa vào bình thủy tinh, tháo bỏ những núm vú và nắp của bình (nếu có). Đặt bình hoặc ly thủy tinh chuyên dụng vào lò vi sóng, bật lò lên. Sau 20 giây đầu, bạn cần lắc chai hoặc khuấy đều để chúng được tản nhiệt.

Có thể nhỏ sữa lên cổ tay của bạn để kiểm tra nhiệt độ sữa như thế nào. Nếu cần thiết, bạn có thể tiếp tục hâm trong vòng 10 giây nữa, cho đến khi bạn thấy nhiệt độ sữa thích hợp là được.

- Đối với thức ăn, các mẹ cũng cần lưu ý dùng đồ chuyên dụng như thủy tinh để hâm thức ăn cho bé. Tuyệt đối không được dùng bát nhựa, inox hay vật dụng khác. Cho thức ăn cần hâm vào bát, sau đó bỏ vào lò vi sóng và hâm nóng nhiệt độ trung bình khoảng 1 – 2 phút là được.

3 Những lưu ý giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với hóa chất, chất phụ gia

Những lưu ý giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với hóa chất, chất phụ gia

- Cho trẻ ăn trái cây, hoa quả tươi mới, sạch.

- Tránh dùng thịt hay sản phẩm đã qua chế biến sẵn cho trẻ.

- Tuyệt đối không chế biến, hâm nóng thức ăn hay sữa bằng đồ nhựa.

Tránh dùng đồ nhựa tái chế có mã vạch 3-6-7 trừ trường hợp chúng được dán nhãn bằng từ “biobased” hoặc “greenware”.

- Tránh dùng đồ nhựa tái chế có mã vạch 3-6-7 trừ trường hợp chúng được dán nhãn bằng từ “biobased” hoặc “greenware”.

Trên đây là những lý do mà các mẹ nên bỏ ngay thói quen hâm nóng sữa và thức ăn cho bé bằng bát nhựa trong lò vi sóng. Chúng ta cần bảo vệ sức khỏe của trẻ, ngay từ bây giờ để các bé luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Vì sao không nên cho bé ăn nước hầm xương

Từ khóa: Tác hại khi hâm sữa và thức ăn cho bé bằng bát nhựa trong lò vi sóngtác hại khi hâm sữa và thức ăn cho bé bằng bát nhựa trong lò vi sónghâm sữa và thức ăn cho bé bằng bát nhựa trong lò vi sóngcó nên hâm sữa và thức ăn cho bé bằng bát nhựa trong lò vi sóngcách hâm sữa và thức ăn cho béhâm thức ăn cho bé