Tác dụng của hành tây, cách bảo quản và các món ngon từ hành tây
Hành tây là một nguyên liệu có nhiều công dụng thần kì. Để sử dụng, bảo quản và đặc biệt là có thể chế biến được nhiều món ăn ngon từ hành tây thì xem tiếp nhé!
Hành tây - 1 loại gia vị khá quen thuộc trong việc chế biến các món ăn với mọi gia đình ở Việt Nam. Nhưng bạn đã thực sự biết rõ về những ích lợi của hành tây cũng như cách bảo quản nó chưa, hãy cùng Tip Hay theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1
Nguồn gốc và đặc điểm của hành tây
Nguồn gốc của hành tây
Hành tây là 1 loại rau dùng được cả phần lá và củ, có tên khoa học là Allium cepa L. Loại hành này có thể chịu lạnh dưới 100C nên sống rất dai.
Hành tây có nguồn gốc từ Trung Á, xuất hiện ở nước cổ Ba Tư, bắt đầu trồng và sử dụng từ thời Thượng cổ. Sau đó loài cây này được người Tây Ban Nha lan truyền qua Châu Âu rồi phát triển đến Việt Nam.
Đặc điểm của hành tây
Hành tây là cây thân thảo, thuộc hệ rễ chùm, phát triển kém. Loại cây thân thảo này thường được trồng quanh năm, có nhiều sợi dài. Do loại rễ này dễ khô héo khi nhổ lên nên cần phải gieo trồng ở đất màu mỡ, tơi xốp và nhiều độ ẩm thì mới phát triển tốt.
Thân hành tây phình to thành hình củ, dạng tròn đều hoặc hơi dẹp. Bên trong củ hành bao gồm các lớp bẹ có màu trắng xanh. Ba màu cơ bản của hành tây gồm vàng, tím và trắng.
Bạn có thể nhận biết hành tây với phần củ có kích cỡ bằng một bóng đèn nhỏ, hình tròn và có màu trắng ở phần gốc. Hành tây to hơn hành lá và hương vị cũng mạnh hơn hành lá.
Lá hành tây có màu xanh, hình trụ dài rỗng ở giữa ruột, có màu xanh, được phủ 1 lớp sáp và khá nhọn ở phần đỉnh giống hành lá. Hoa có màu trắng xám, đôi khi phớt tím hoặc màu hồng. Hạt hành tây hình đa giác, có màu đen gạch, khá nhỏ.
2
100g hành tây có bao nhiêu calo?
Hành tây là một loại củ rất quen thuộc, thường được dùng như một loại gia vị và được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Hành tây chứa lượng calo rất thấp, cụ thể theo chuyên trang dinh dưỡng www.fatsecret.com, 100g hành tây chỉ chứa khoảng 40 calo. Lượng calo này có thể thay đổi tùy theo cách chế biến và kết hợp với những nguyên liệu khác. Bạn có thể theo dõi bảng calo chi tiết của các món ăn dưới đây.
Tên món ăn | Lượng calo |
Hành tây luộc | 50 calo |
Thịt bò xào hành tây | 230 calo |
Mực xào hành tây | 210 calo |
Hành tây xào chay | 150 calo |
Súp hành tây chay | 90 calo |
Salad trộn hành tây | 120 calo |
Hành tây ngâm giấm | 70 calo |
3
Thành phần dinh dưỡng trong hành tây
Hành tây vừa góp phần làm cho hương vị món ăn thêm ngon miệng, vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cho sức khỏe mà còn chứa hàm lượng khá ít calo.
Mỗi 100g hành tây gồm các giá trị dinh dưỡng sau:
- 40 Kcal Calo
- 89% Nước
- 1.1g Protein
- 9.3g Carb (chiếm 9 -10% trong cả hành tây sống lẫn chín)
- 4.2 g đường
- 1.7 g chất xơ (chiếm 0,9 - 2,6% trọng lượng tươi)
- 0.1g chất béo
- Vitamin C: 8.9 mg
- Vitamin B1: 4% DV (giá trị khuyến dùng mỗi ngày)
- Vitamin B2: 2% DV
- Vitamin B3: 1% DV
- Vitamin B5: 2% DV
- Vitamin B6: 9% DV
- Vitamin B9: 5% DV
- Nhiều khoáng chất: 23mg canxi, 29mg phốt pho, 146mg kali, 10mg magie,…
4
Các loại hành tây
Hành tây vỏ vàng: Có hương vị nồng rất đặc trưng và nhiều đường chính vì thế phù hợp trong chế biến các loại món ăn bởi tính ngọt dịu của nó.
Hành tây ngọt: Có hình dạng khá giống với hành tây vỏ vàng nhưng lớp hành của nó lại dày hơn và sắc màu chuyển sang cam, ngon nhất với các món nướng, chiên.
Hành tây vỏ trắng: Có độ ngọt vừa phải lớp hành giòn sật, được dùng nhiều trong các món Mexico như Tacos, Chilaquiles…
Hành tây tím: Với hương vị thanh nhẹ, thường ăn sống và rất được ưa thích trong các món salad, hamburger, sandwich.
Hành tây hương: Có hình dáng bên ngoài như củ tỏi, màu vàng nâu cùng hương thơm thoang thoảng chứa đẫm vị ngọt. Món trứng, pha nước chấm, làm hành phi và trang trí trong món ăn không thể thiếu loại hành này.
5
Ăn hành tây có tác dụng gì?
Cùng Tip Hay điểm qua một số tác dụng nổi bật đối với sức khỏe của hành tây ở dưới đây nhé
Điều hòa lượng đường huyết có trong máu
Ăn hành tây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Y học ngày nay chứng minh, hành tây có chứa một hợp chất hóa học chống lại bệnh tiểu đường đồng thời kích thích insulin hợp thành, giải phóng. Chính vì thế ăn hành tây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu,nhất là với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường
Nghiên cứu những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy, ăn 100 gram hành sống mỗi ngày giúp giảm đáng kể lượng đường huyết .
Nghiên cứu trên những con chuột mắc bệnh đái tháo đường cũng thấy rằng chúng được ăn thức ăn có chứa 5% chiết xuất hành tây trong 28 ngày thì lượng đường trong máu lúc đói giảm đồng thời giảm bớt lượng mỡ trên cơ thể.
Các hợp chất như quercetin và lưu huỳnh giúp chống lại đái tháo đường được tìm thấy trong hành tây. Quercetin được chứng minh là tương tác với các tế bào trong nhiều cơ quan. Trong đó có ruột non, tuyến tụy, cơ xương, mô mỡ và gan có thể kiểm soát sự điều chỉnh lượng đường trong máu toàn cơ thể.
Có lợi cho tim mạch
Hành tây có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm giúp giảm chất béo trung tính và giảm cholesterol. Đặc tính chống viêm mạnh của chúng cũng có thể giúp giảm huyết áp cao và bảo vệ khỏi cục máu đông.
Quercetin là một chất chống oxy hóa flavonoid tập trung nhiều trong hành tây. Vì nó là một chất chống viêm mạnh do đó có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim như huyết áp cao.
Một nghiên cứu trên 70 người thừa cân bị huyết áp cao cho thấy:
- Uống 162 mg/ngày Chiết xuất hành tây giàu Quercetin giúp giảm đáng kể huyết áp tâm thu 3-6 mmHg so với giả dược.
- Hành tây đã được chứng minh là làm giảm cholesterol trong cơ thể con người.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Hành tây rất giàu chất xơ và prebiotic, đường ruột rất cần hợp chất này.
Prebiotics là những chất xơ khó tiêu được phân hủy bởi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, bao gồm acetate, propionat và butyrate. Chúng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm và cải thiện tiêu hóa.
Điều đáng chú ý là hành tây đặc biệt giàu prebiotics, inulin và fructo-oligosaccharides. Những chất này giúp tăng số lượng vi khuẩn thân thiện trong đường ruột và cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Ngăn ngừa căn bệnh ung thư
Ung thư được coi là một căn bệnh khá phổ biến, tùy vào loại ung thư mà sẽ có thuốc chữa trị hoặc không. Trong hành tây có chứa lượng chất oxi hóa khá cao, giúp hạn chế nguy cơ gây bệnh ung thư.
Một nghiên cứu từ Mỹ - Puerto Rico đã phân tích dữ liệu từ 600 phụ nữ , nơi ung thư vú đang tăng một cách chóng mặt, phát hiện ra chỉ cần ăn hành tỏi mỗi ngày cũng đã có thể làm giảm sự bùng phát của căn bệnh.
Phòng ngừa loãng xương, giúp xương chắc khỏe
Hành tây đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng tuyệt vời hỗ trợ cho việc điều trị bệnh loãng xương - căn bệnh thường mắc ở tuổi trung niên:
Một nghiên cứu sau khi mỗi ngày uống 100ml nước hành tây trong 8 tuần liên tiếp, 24 phụ nữ trung niên và sau độ tuổi mãn kinh đã cải thiện mật độ xương đáng kể, làm xương chắc khỏe hơn.
Trong nghiên cứu khác có thể làm tăng mật độ xương lên đến 5% nếu phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh ăn hành tây ít nhất một lần một ngày so với người ăn mỗi tháng một lần hoặc ít hơn.
Nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, trị rụng tóc
Nước ép hành tây được mọi người cho là một phương pháp trị rụng tóc cũng như nuôi dưỡng tóc tại nhà vừa rẻ vừa hiệu quả.
Bạn chỉ cần ép hành tây ra, trộn với sữa chua sau đó bôi đều lên tóc để từ nửa đến một tiếng rồi xả lại với nước sạch. Các dưỡng chất từ hành tây sẽ giúp phục hồi tóc hư tổn đồng thời giúp tóc chắc khỏe và làm sạch da đầu.
6
Ăn hành tây có béo (mập) không?
Dầu hành tây làm giảm triglyceride, cholesterol toàn phần và lipoprotein mật độ thấp, nhưng lại làm tăng lipoprotein mật độ cao (có lợi cho sức khỏe). Cuối cùng, kết luận được đưa ra rằng hành tây có đặc tính chống béo phì.
7
Ăn hành tây nhiều có tốt không?
Sử dụng hành tây quá mức sẽ làm tăng tình trạng của hội chứng ruột kích thích: Đây được coi như rối loạn tiêu hóa thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già đồng thời gây ra những biểu hiện như chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, hoặc có thể gây nên tình trạng táo bón.
8
Các món ăn chế biến từ hành tây
Bò xào hành tây
Gần như không ai có thể cưỡng lại nổi hương thơm của thịt bò được xào cùng với vị hành tây giòn ngọt thật khiến người ta phát thèm.
Snack hành tây
Một món ăn vặt khá lạ miệng cùng lớp hành tây giòn rụm chắc chắn sẽ là món ăn khoái khẩu đối với nhiều người.
Gỏi hành tây
Hành tây rất phù hợp để làm các món trộn giúp làm tăng hương vị, kích thích vị giác đặc biệt cực kì dễ làm.
Nước ép hành tây
Uống nước ép hành tây với hàm lượng nhất định sẽ giúp bạn có mái tóc chắc khỏe đồng thời cải thiện sức khỏe.
9
Lưu ý khi sử dụng hành tây bạn phải biết
Lựa chọn thời điểm phù hợp khi ăn hành tây để tránh hôi miệng
Hành tây có chứa các hóa chất sulfuric và khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ đi vào máu tuần hoàn khắp cơ thể. Đó là lý do thỉnh thoảng bạn nhận ra rằng dường như mồ hôi có mùi như hành tây.
Ngoài ra, hơi thở của bạn cũng bị tác động thay đổi bởi việc ăn hành, phần lớn nguyên nhân do các hợp chất sulfur được chuyển hóa ở gan, dẫn đến bạn có thể thở ra hơi thở có mùi sulfur. Và tình trạng hơi thở có mùi vẫn tiếp diễn cho đến khi thức ăn được tiêu hóa hết.
Để tránh điều này, bạn nên ăn vài miếng dứa hoặc cà rốt vào cuối bữa ăn cũng làm giảm thiểu phần nào mùi khó chịu.
Những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên tránh xa hành tây
Hội chứng ruột kích thích (IBS) có khá nhiều triệu chứng phải kể đến như thường xuyên đầy hơi, trướng bụng, bị tiêu chảy hoặc táo bón,.. tùy theo mức độ từ nhẹ tới nặng.
Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, gây khó chịu trong sinh hoạt. Đặc biệt hành tây nằm trong danh sách đen đối với những người mắc hội chứng này phải tránh xa. Hội chứng này xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi dưới 45.
Hành tây cũng là một kẻ thù của người bị trào ngược axit dạ dày (GERD)
Hành tây có thể làm gia tăng tình trạng ợ nóng, gây nóng rát ở ngực, đau họng, và có vị của dịch vị dạ dày trong miệng.
Trong nhiều trường hợp, GERD còn có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nếu bạn bị thường xuyên hoặc nặng thì nên tới ngay bác sĩ để kịp thời chữa trị.
10
Cách bảo quản hành tây
Hành tây tốt nhất nên được bảo quản ở bên ngoài tủ lạnh, ở những nơi khô thoáng, tránh những nơi ẩm mốc cũng như không tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, theo Hiệp hội hành tây quốc gia NOA kiến nghị.
Với nhiệt độ lý tưởng từ 5-15C thì hành tây được bảo quản tối đa, giữ được từ 3-5 tháng.
Chi tiết hơn:
Với hành tây đã lột vỏ: Nên bảo quản trong hộp thực phẩm kín, đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 độ C để tránh nhiễm khuẩn. Thời gian bảo quản được 10 – 14 ngày.
Với hành tây đã băm, thái nhỏ: Bạn dùng màng bọc thực phẩm hoặc túi zip, đặt vào ngăn mát tủ lạnh với thời gian sử dụng tới 10 ngày, hoặc ngăn đá tủ lạnh sử dụng trong vòng 3 – 6 tháng.
Với hành tây nấu chín: Hộp thực phẩm kín hoặc túi zip là nơi thích hợp để bảo quản, đặt vào tủ lạnh ngăn mát có thể sử dụng từ 3 – 5 ngày, và ngăn đá thì đến 3 tháng.
Với hành tây ngâm chua: Bạn bảo quản trong lọ hoặc hộp thủy tinh,rồi cho vào tủ lạnh ngăn mát với thời gian sử dụng lên đến 6 tháng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về hành tây cùng những tác dụng không phải ai cũng biết của nó. Tip Hay hy vọng bạn đọc sẽ biết thêm nhiều kiến thức về hành tây để làm mới món ăn trong gia đình nhé. Chúc bạn thành công!