Tip hay

Súc miệng bằng nước muối khi viêm họng, đúng hay sai?

Súc miệng bằng nước muối khi viêm họng, đúng hay sai?

Giảm viêm họng bằng nước muối là cách được nhiều người ứng dụng và tin vào hiệu quả trị bệnh, nhưng đây có phải là cách làm hiệu quả và an toàn?

1 Súc miệng bằng nước muối ấm có thể làm giảm đau họng?

Súc miệng bằng nước muối ấm có thể làm giảm đau họng?

Khi bạn bị đau họng, thức ăn hay thậm chí là nước uống đều giống như mặt giấy nhám chà xát vào cổ họng, chúng làm bạn cảm thấy đau đớn nhiều lần như thế trong ngày.

Những lúc đó, súc miệng bằng nước muối ấm giúp cổ họng bạn cảm thấy dịu hơn, dễ chịu hơn. Đó là nhờ nước muối tạo ra 1 rào chắn bằng muối vững chắc, lấy đi rất nhiều chất dịch từ các mô ở trong vùng họng, đẩy theo virus ra ngoài.

Cảm giác nhẹ dịu vùng họng còn nhờ nước muối trung hòa bớt loại axit vốn gây ra sự kích thích ở cổ họng. Muối loãng còn hỗ trợ sát trùng và kháng khuẩn cho vết thương vùng cổ họng.

Tham khảo thêm: Viêm tai giữa cấp (AOM)  là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ở tai giữa, phổ biến ở trẻ nhỏ, hãy cùng tham khảo các  mẹo chữa viêm tai giữa cho bé.

Tuy nhiên

Nước muối được khuyến dùng để súc miệng ở đây là nước muối loãng, thường là nước muối sinh lý với nồng độ muối 0.9% (9gram/1000ml).

Nước muối được khuyến dùng ở đây là nước muối loãng, thường là nước muối sinh lý với nồng độ muối 0.9% (9gram/1000ml).

Khi bạn tự pha chế nước muối để súc miệng tại nhà thì sẽ pha ngẫu nhiên, nếu bạn pha với nồng độ muối cao, muối sẽ không còn hiệu quả sát khuẩn nhẹ nhàng mà còn khiến niêm mạc họng gia tăng tổn thương.

Nước muối mặn quá liều sẽ làm tiêu đi các chất nhầy bảo vệ niêm mạc họng và rút nước từ bên trong tế bào niêm mạc họng ra ngoài. Vì thế, tế bào sẽ càng teo lại, dễ bị tổn thương và chết đi... Vô tình bạn lại càng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động, và bệnh viêm kéo dài có thể chuyển thành mãn tính.

Tham khảo thêm nhiều  mẹo chữa đau họng tại nhà hiệu quả và không cần dùng thuốc nhé! Cách làm rất đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm, bạn có thể giúp giảm tình trạng đau họng, khó chịu.

2 Cách tự làm nước muối súc miệng tại nhà đúng cách

Nếu như nhà bạn hết nước muối sinh lý, có thể pha theo cách sau:

Nguyên liệu

  • 1/2 muỗng cà phê muối
  • 250ml nước ấm

Cách thực hiện

Bạn hòa tan 1/2 muỗng cà phê muối vào 250ml nước ấm.

Cách sử dụng

Cách 1-2 tiếng bạn súc miệng 1 lần bằng dung dịch này. Hãy súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng, sau đó nhổ bỏ và làm lại để tiếp tục súc phần khoang họng.

Dùng dung dịch nước muối sinh lý đóng chai, hoặc pha chế nước muối đúng cách

Sau khi súc miệng bằng nước muối, bạn nên súc miệng thêm 1 lần với nước ấm nhằm loại bỏ hết lượng muối còn đọng lại cũng như mảng bám đã bong ra trong quá trình súc nước muối khỏi vòm họng và khoang miệng.

Sau 24 - 48 giờ mà các triệu chứng viêm họng không giảm bớt hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn nên nhanh chóng điều trị và điều trị dứt điểm để tránh biến chứng thành viêm họng mãn tính gây khó khăn trong điều trị về sau và ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Tham khảo nước muối súc miệng Klearin, nước súc miệng Listerine có bán tại Tip Hay nhé!

Một chút thông tin tham khảo để bạn hiểu hơn về hiệu quả và cách dùng nước muối để hỗ trợ điều trị viêm họng. Cuối cùng, nước muối cũng chỉ có hiệu quả vệ sinh và ngăn ngừa vi khuẩn, không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh, bạn đọc cần ghi nhớ để có hướng phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh.

Từ khóa: Súc miệng bằng nước muối khi viêm họng đúng hay sai?chữa viêm họng bằng nước muốisúc miệng bằng nước muốicó nên súc miệng bằng nước muốiviêm họng có nên súc nước muốimuốichữa viêm họng bằng nước muốisúc miệng bằng nước muốicó nên súc miệng bằng nước muốiviêm họng có nên súc nước muốimuối