Tip hay

Sữa đầu và sữa cuối của mẹ là gì? Nên cho trẻ bú sữa đầu hay sữa cuối?

Sữa đầu và sữa cuối của mẹ là gì? Nên cho trẻ bú sữa đầu hay sữa cuối?

Có thể nhiều người sẽ chưa hiểu rõ sữa đầu và sữa cuối của mẹ là gì? Trong bài viết sau hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về hai loại sữa này nhé!

Sữa đầu và sữa cuối của mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dinh dưỡng và phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ nên cho trẻ bú sữa đầu hay sữa cuối sẽ tốt hơn? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1 Sữa đầu là gì?

Sữa đầu là gì?Sữa đầu là gì?

Sữa đầu là sữa được tiết ra trong giai đoạn đầu khi mẹ cho con bú. Sữa này thường có đặc điểm là loãng và chứa ít chất béo nhưng nhiều đường lactose hơn, đặc biệt là sữa đầu trong như nước gạo. Do đó, nếu chỉ cho trẻ bú sữa đầu, trẻ sẽ nhanh cảm thấy đói.

2 Sữa cuối là gì?

Sữa cuối là gì?Sữa cuối là gì?

Sữa cuối là loại sữa tiết ra sau sữa đầu, thường có màu vàng và đặc hơn so với sữa đầu. Sữa cuối chứa nhiều chất béo hơn và có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Nếu sữa đầu được mô tả như sữa tách béo, thì sữa cuối có thể được xem như sữa nguyên chất. Vì vậy, sữa cuối thường giúp bé tăng cân và cảm thấy no lâu hơn.

3 Cách nhận biết sữa đầu và sữa cuối

Cách nhận biết sữa đầu và sữa cuốiCách nhận biết sữa đầu và sữa cuối

Cách nhận biết sữa đầu và sữa cuối cũng khá là đơn giản. Sữa cuối thường sẽ có kết cấu đặc, đậm đà và nhiều kem hơn so với sữa đầu.

4 Nên cho trẻ bú nhiều sữa đầu hay sữa cuối?

Nên cho trẻ bú nhiều sữa đầu hay sữa cuối?Nên cho trẻ bú nhiều sữa đầu hay sữa cuối?

Cả sữa đầu và sữa cuối đều cung cấp lactose, một thành phần quan trọng giúp bé phát triển mạnh mẽ. Lactose hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, giúp cơ thể bé chống lại vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng có hại. Do đó, việc cân bằng lượng sữa đầu và sữa cuối khi cho bé bú là rất quan trọng.

Tình trạng mất cân bằng giữa lượng sữa đầu và sữa cuối (hay còn được gọi là quá tải lactose) dễ xảy ra khi bé gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose có ở trong sữa. Nếu bé tiêu thụ lượng sữa quá nhiều mà việc hấp thụ chất béo lại quá ít hoặc quá nhiều, cũng có thể dẫn đến quá tải lactose.

Sữa đầu có thể làm cho bé cảm thấy no và không thể bú thêm sữa cuốiSữa đầu có thể làm cho bé cảm thấy no và không thể bú thêm sữa cuối

Khi bé bú một lượng lớn sữa mẹ, sữa đầu có thể làm cho bé cảm thấy no và không thể tiếp tục bú nhiều sữa cuối. Điều này dẫn đến việc bé không hấp thụ đủ lượng sữa có hàm lượng chất béo cao.

Nếu trẻ tiêu thụ nhiều sữa đầu hơn sữa cuối, có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong hàm lượng chất béo. Chất béo cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa so với các chất khác. Bởi vì sữa đầu thường chứa ít chất béo hơn, nó sẽ di chuyển nhanh chóng qua hệ thống tiêu hóa của trẻ. Điều này dẫn đến việc tất cả đường lactose có trong sữa đầu không có đủ thời gian để phân hủy và tiêu hóa hoàn toàn.

Lactose không được tiêu hóa sẽ không được hấp thụ vào cơ thể và thay vào đó nó sẽ di chuyển đến ruột già, nơi sữa bị lên men và tạo ra nhiều hơi. Triệu chứng điển hình của hiện tượng này là bé bị xì hơi nhiều.

5 Dấu hiệu trẻ bú mẹ mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối

Bé bú nhiều nhưng không tăng cân

Bé bú nhiều nhưng không tăng cânBé bú nhiều nhưng không tăng cân

Do sữa đầu có đặc tính loãng và ít chất béo, trẻ thường cảm thấy đói nhanh hơn và có thể bú nhiều hơn. Tuy nhiên, một điều nghịch lý là dù bú nhiều nhưng trẻ vẫn không tăng cân, thậm chí có thể chậm cân. Nguyên nhân chính là do trẻ không được cung cấp đủ đủ lượng chất béo có trong sữa mẹ (có nhiều trong sữa cuối).

Phân lỏng, có màu xanh lá cây

Phân lỏng, có màu xanh lá câyPhân lỏng, có màu xanh lá cây

Trẻ sẽ hấp thụ nhiều đường hơn do việc mất cân bằng giữa sữa đầu và sữa cuối. Điều này dẫn đến kết quả trẻ đi phân lỏng và có màu xanh lá cây.

Đầy bụng, đau bụng và phân có đốm máu

Đầy bụng, đau bụng và phân có đốm máuĐầy bụng, đau bụng và phân có đốm máu

Sự tiêu thụ quá nhiều đường lactose từ sữa đầu có thể tạo áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ, gây ra tình trạng đầy hơi, tắc nghẽn ruột và làm hậu môn quá tải. Kết quả, có thể làm xuất hiện những đốm máu trong phân của bé.

Bên cạnh đó, mẹ có thể quan sát thấy rằng trẻ ợ hơi thường xuyên và xì hơi nhiều hơn. Trẻ có thể trở nên quấy khóc vì cảm thấy đau bụng, chướng bụng, và cảm giác đầy hơi. Các dấu hiệu dễ nhận biết khác bao gồm việc trẻ khóc to, nắm chặt tay hoặc ngủ theo tư thế giống tư thế thai nhi.

Đi ngoài ngay sau khi bú

Đi ngoài ngay sau khi búĐi ngoài ngay sau khi bú

Khi trẻ bú nhiều sữa đầu, cơ thể trẻ sẽ không nhận đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Dẫn đến lượng sữa không tiêu hóa được mà trôi thẳng xuống ruột và bị đẩy ra ngoài qua hậu môn ngay sau khi trẻ bú.

Hăm tã

Hăm tãHăm tã

Sữa mẹ sẽ có tính axit nhẹ khi bị mất cân bằng giữa sữa đầu và sữa cuối. Điều này có thể làm cho bé dễ bị hăm tã hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

6 Tác hại khi trẻ bú không đều sữa mẹ đầu và cuối

Việc trẻ bú nhiều sữa đầu hơn sữa cuối làm cho bé cảm thấy no nên bé chỉ bú rất ít sữa cuối. Khi đó, cơ thể bé sẽ tiêu thụ nhiều đường lactose hơn.

Vì sữa đầu ít chất béo, nó sẽ tiêu hóa nhanh đến mức đường lactose không có đủ thời gian để phân hủy. Điều này dẫn đến tình trạng đường lactose còn lại trong ruột và gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Mất cân bằng giữa sữa đầu và sữa cuối có thể dễ bị nhầm với hiện tượng không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh.

Tác hại khi trẻ bú không đều sữa mẹ đầu và cuốiTác hại khi trẻ bú không đều sữa mẹ đầu và cuối

Tỷ lệ lactose và chất béo trong sữa mẹ có thể khác nhau đối với từng phụ nữ. Vì vậy, có trường hợp một số trẻ không bao giờ gặp tình trạng quá tải lactose, ngay cả khi bé tiêu thụ nhiều sữa đầu hơn sữa cuối. Nói chung, nếu phân của trẻ có màu vàng hoặc màu nâu khi đi ngoài, điều này thường cho thấy rằng hệ tiêu hóa của trẻ đang tiêu hóa sữa mẹ một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, đôi khi trẻ có thể gặp một số vấn đề khác như đi phân kèm máu, phân màu xanh lá, chậm lớn,... Đây không hẳn là dấu hiệu của mất cân bằng về sữa mẹ mà có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe khác.

7 Cách khắc phục tình trạng mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối

Vắt bỏ sữa đầu cho bé

Vắt bỏ sữa đầu cho béVắt bỏ sữa đầu cho bé

Việc vắt bỏ sữa đầu trước khi cho con bú là một biện pháp hữu ích. Điều này giúp tránh tình trạng bé bú quá nhiều sữa đầu và ít sữa cuối, giúp cân bằng lượng sữa mà bé tiêu thụ.

Để vắt bỏ sữa đầu, mẹ có thể thực hiện như sau: trước khi cho bé bú trong khoảng từ 1 đến 2 phút, hãy vắt sữa từ ngực hoặc sử dụng máy hút sữa để hút sữa đầu. Điều này cũng giúp mềm ngực và làm chậm dòng sữa mẹ, làm cho quá trình cho bé bú dễ dàng hơn.

Chỉ cho bú khi bé thực sự thấy đói

Chỉ cho bú khi bé thực sự thấy đóiChỉ cho bú khi bé thực sự thấy đói

Không nên cho bé bú khi cảm thấy "lưng lửng" bụng, chưa đói thực sự. Vì khi đó, bé thường chỉ tiêu thụ phần lớn sữa đầu. Khi bé quay đầu để tìm vú mẹ, đưa tay vào miệng, mở đóng miệng, mút tay hoặc chép môi,... là dấu hiệu bé đang đói.

Một số lưu ý khác

Một số lưu ý khácMột số lưu ý khác

Để đảm bảo bé tiêu thụ cả sữa đầu và sữa cuối, hạn chế việc chuyển từ vú này sang vú khác một cách nhanh chóng, nên bú ít nhất từ 5 đến 10 phút mỗi bên. Tăng thời gian cho bé bú ở mỗi vú sẽ giúp bé bú sữa cuối nhiều hơn.

Khi "xuống sữa", mẹ có thể ngưng cho bé bú một lúc và sử dụng khăn để thấm sữa. Như vậy, khi tiếp tục bú, bé sẽ bú phần sữa cuối nhiều hơn.

Mặc dù sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng tối ưu, nhưng nếu trẻ không tăng cân và gặp các vấn đề sức khỏe như đã nêu, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra. Mẹ nên nhớ rằng, không phải chỉ nuôi con bằng sữa mẹ thì bé mới có thể phát triển tốt.

Có thể thấy, sữa đầu và sữa cuối của mẹ đều mang đến những lợi ích nhất định cho trẻ. Sự cân bằng giữa sữa đầu và sữa cuối trong bữa ăn của trẻ là điều quan trọng để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng và phát triển một cách toàn diện.

Nguồn: marrybaby.vn

Từ khóa: Sữa đầu và sữa cuối của mẹ là gì? Nên cho trẻ bú sữa đầu hay sữa cuối?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh