Tip hay

Sự thật ít người biết về thế giới trong mắt trẻ sơ sinh

Sự thật ít người biết về thế giới trong mắt trẻ sơ sinh

Có lẽ nhiều người thắc mắc, liệu thế giới trong mắt trẻ sơ sinh có giống chúng ta hay không? Có phải từ khi sinh ra, bé đã có thể nhìn thấy rõ mọi vật hay không? Những sự thật mà ít người biết về thế giới trong mắt trẻ sơ sinh sẽ được chúng ta tìm hiểu ngay sau đây.

Từ lúc chào đời, các bé đã bắt đầu cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh bằng đôi mắt của mình. Nhưng có phải thế giới trong mắt của trẻ sơ sinh lúc đó cũng giống như người lớn hay không. Cùng Tip Hay tìm hiểu nhé.

1 Thế giới trong mắt trẻ sơ sinh như thế nào?

Em bé

Có nhiều người vẫn nghĩ rằng, khi mới sinh ra trẻ đã có khả năng nhìn rõ mọi vật như người lớn, nhưng thực ra không phải vậy.

Mặc dù trẻ có thể nhận ra ánh sáng và những vật thể đang chuyển động, nhưng những hình ảnh đó rất mờ và nhòe. Tuy nhiên, thị lực của bé sẽ phát triển theo thời gian, nhất là trong những năm đầu đời nên bố mẹ cần chú ý để giúp bé có thị lực tốt nhé.

Trong thời gian đầu tiên, bé sẽ thường hướng mắt vào nơi có nhiều ánh sáng nhưng bé vẫn chưa kiểm soát được cách nhìn tập trung vào một vật thể. Vì vậy bé sẽ thường xuyên đảo mắt, nhất là khi ánh sáng có sự thay đổi đột ngột.

Tháng đầu tiên

Khi vừa mới sinh ra, bé chỉ nhìn được những thứ xung quanh với hai sắc đen, trắngmàu xám trung gian. Thời gian giữ ánh nhìn rất ngắn, chỉ trong khoảng vài giây.

Trong tháng đầu tiên, bé chỉ có thể nhìn thấy những vật trong phạm vi 20-30cm. Tức là khoảng cách khi mẹ cho các bé bú và mọi thứ trong mắt bé vẫn còn rất mờ. Thế nên bố mẹ và người thân khi bế bé hãy ghé gần khuôn mặt mình, ôm ấp và giao tiếp bằng ánh mắt để bé bắt đầu ghi nhớ hình ảnh của mọi người nhé.

Tháng thứ 2

Lúc này bé đã bắt đầu học được cách tập trung nhìn đồ vật, dù mọi thứ vẫn còn mờ nhưng đã có sự tiến triển hơn so với tháng đầu tiên. Để bé phát triển kỹ năng này nhanh hơn thì bố mẹ có thể mua một vài món đồ chơi và di chuyển trước mắt bé.

Đồ chơi cho bé

Hoặc trong lúc bế bé, bố mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi khoảng cách giữa khuôn mặt mình với mắt của bé. Đồng thời những vật có màu trắng đen hay màu cơ bản xanh, đỏ, vàng sẽ kích thích thị giác bé tốt hơn đấy.

Tháng thứ 3

Lúc này bé đã nhìn rõ hơn và nhạy với ánh sáng hơn một chút, đồng thời đã bắt đầu biết phân biệt được các màu tương đồng với nhau như đỏ - cam hay xanh dương - xanh lá.

Những hình ảnh thú vị hay bàn tay bàn chân cũng được bé chú ý và dùng mắt để khám phá. Nhưng mọi người vẫn chỉ nên giữ khoảng cách 20-30cm giữa khuôn mặt mình với mắt của bé để bé ghi nhớ rõ hơn hình ảnh của bố mẹ và người thân trong gia đình.

Tháng thứ 4 - 7

Ở thời điểm này, bé đã bắt đầu nhìn được những vật ở xa, khả năng nhìn một vật chính xác hơn và mở rộng phạm vi thị giác để quan sát được nhiều hơn. Bạn biết không, lúc này bé đã có thể phán đoán được vật ở gần hay xa và nhận biết được tất cả màu của cầu vồng rồi đấy.

Em bé

Tháng thứ 8 - 12

Thị giác của bé gần như hoàn thiện về độ rõ ràng cũng như nhận thức được vật nào ở gần và vật nào ở xa. Tuy nhiên bé vẫn sẽ tập trung ánh nhìn chủ yếu vào các vật thể ở gần hơn. Điều đáng mừng là tầm nhìn của bé đủ tốt để nhận ra người thâncác đồ vật quen thuộc trong phòng.

Không những thế bé còn xác định được khoảng cách khá tốt chẳng hạn như ai đang tiến lại gần về phía mình.

Có thể nói, tới thời điểm này, thị giác của bé đã tương đối hoàn thiện. Lúc này bố mẹ cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin A, D cũng như cho bé tập các bài tập về mắt chẳng hạn như sử dụng các bộ đồ chơi chuyển động để tăng cường và kích thích thị giác của bé.

Thị lực của trẻ sơ sinh

2 Một số điều thú vị về thị giác của trẻ sơ sinh

Thị giác của trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, thị lực chính là thước đo cho trí tuệ của trẻ, khả năng nhận biết và ghi nhớ sẽ bắt nguồn từ sự tập trung trong ánh nhìn của trẻ. Vì vậy giai đoạn này bố mẹ nên kích thích thị giác để hình thành nên sự tập trung trong quá trình khám phá và học hỏi của bé.

Theo bạn thì bé sẽ nhận ra người thân nào sớm nhất? Mặc dù khi mới chào đời, thị giác của bé vô cùng mờ và nhòe, khả năng nhận biết màu sắc cũng rất kém. Thế như chỉ sau 48 giờ thì bé đã có thể nhận ra mẹ.

Đặc biệt vì bé thường bị thu hút với các vật có màu tương phản như tóc, ánh mắt nên khi được mẹ ôm ấp và cho bú, bé sẽ được kích thích sự tập trung tốt hơn.

Trong khoảng thời gian đầu khi trẻ vừa chào đời, những gì bé nhìn thấy rất khác với chúng ta, và đây là những cảm nhận đầu đời của bé. Vậy nên bố mẹ và mọi người đều nên tìm hiểu rõ để biết cách kích thích thị giác bé và cho bé cảm nhận những điều tốt đẹp xung quanh mình nhé.

Từ khóa: Sự thật ít người biết về thế giới trong mắt trẻ sơ sinhem bé nhìn thấy gìmắt trẻ sơ sinhbé có thể nhìn thấy gìthế giới trong mắt trẻ sơ sinhtrẻ sơ sinh có phân biệt màu khôngmắt em bémắt em bé thấy gì