Sự khác nhau giữa các loại bột giấy có trong khăn giấy
Trên khăn giấy luôn có ghi thông tin loại giấy là bột giấy nguyên sinh, nguyên chất, tái sinh. Vậy ba loại này khác nhau như thế nào và người dùng nên chọn loại nào?
Khi đi mua khăn giấy tại các cửa hàng tạp hóa, từ giấy ăn, khăn giấy bỏ túi hay giấy vệ sinh, bạn dễ dàng nhìn thấy thông tin về thành phần của sản phẩm là bột giấy nguyên sinh, bột giấy nguyên chất và bột giấy tái sinh. Rất ít người quan tâm đến chuyện khác nhau giữa ba loại này như thế nào nhưng nếu như các bạn đọc xong bài viết này, tin chắc bạn sẽ luôn phải để ý đế thành phần khăn giấy để sử dụng cho nhu cầu của mình.
1
Bột giấy nguyên sinh (Natural Virgin Pulp)
Đầu tiên nói về Khăn giấy làm hoàn toàn từ bột giấy nguyên sinh, nói đến nguyên sinh thì chắc chắn trăm phần trăm phải là từ nguyên liệu tự nhiên. Đúng vậy, bột giấy của loại giấy lụa này làm từ gỗ, bông, đay...và được tạo ra từ 1 quy trình duy nhất, ít qua các khâu xử lý bằng hóa chất nhất.
Theo tiêu chuẩn vệ sinh quốc gia thì đây chính là loại khăn giấy lau mặt, miệng vì chứa hàm lượng vi khuẩn trong một giới hạn cho phép theo quy định.
2
Bột giấy nguyên chất (Pure Pulp)
Tiếp đến là giấy lụa làm hoàn toàn từ bột giấy nguyên chất. Loại giấy này ở Trung Quốc và Indonesia có tên là Mixed Pulp bởi trong nó có sự pha trộn giữa nguyên liệu tự nhiện và nguyên liệu khác.
Các nhà cung cấp của 2 quốc gia trên cũng đưa ra lời giải thích là loại giấy này cũng có trộn một hàm lượng nhỏ bột giấy tái sinh. Khi đi mua hàng bạn nhớ coi kỹ là làm từ 100% nguyên liệu tự nhiên hay không nhé, bởi vì loại này cũng đươc coi là làm nguyên liệu tự nhiên.
Cùng đó, một công ty lâu năm trong ngành giấy ở Việt Nam giải thích rằng loại này cũng được làm từ bột nguyên sinh cùng với phần bột nguyên sinh dư thừa, hoặc từ giấy nguyên sinh nhưng trong quá trình sản xuất bị lỗi; hoặc từ hai phần "ria" của cuộn giấy khi cắt sản phẩm giấy nguyên sinh thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Loại giấy này dù gì thì cũng phải qua ít 2 quy trình chế biến, hàm lượng vi khuẩn trên mỗi gram cũng cao hơn, và giá thành thì cũng rẻ hơn là loại giấy hoàn toàn từ nguyên sinh.
3
Bột giấy tái sinh (Recycle Pulp)
Phân tích từ tái sinh trước đã, tái sinh chính là trở thành một nguyên liệu làm từ các phế liệu. Vậy là bạn đã hình dung được bột giấy tái sinh là gì chưa? Chính là được làm lại từ những sản phẩm giấy, sau đó tẩy trắng và tẩy mùi, nếu như vẫn còn mùi đã qua sử dụng thì sẽ thêm chút hương cho giấy, thế là thành giấy mới. Nghe đến đây bạn có dám dùng giấy lụa tái sinh dùng để lau mặt, lau miệng nữa không? Tốt nhất là hãy chọn mua cho thật kỹ.
Chưa xong đâu, ngoài việc chú ý nguyên liệu thì vẫn còn phải chú ý tới độ trắng của giấy. Đừng vội mừng bởi định nghĩa giấy trắng là giấy sạch. Vì sao? Phải qua khâu xử lí "tẩy trắng" nhiều nên do vậy mà giấy làm từ bột giấy tái sinh luôn có màu trắng hơn là loại làm từ bột giấy nguyên sinh và nguyên chất, hai loại này màu tối hơn và luôn ngã về màu sữa.
Song đó, còn phải một chút để mắt đến độ dai, khả năng thấm hút và đô bụi; càng ít bụi thì lại càng tốt, vò nhẹ một ít giấy trong tay hoặc căng mạnh mẫu giấy, nhìn thật kỹ bạn có thể thấy được lượng bụi của giấy, đây chính là cách biết được độ bụi nhiều hay ít của giấy.
Chính bởi vì qua nhiều xử lý, chứa nhiều hóa chất độc hại, hàm lượng vi khuẩn cao nên loại giấy này thực sự chỉ phù hợp với việc vệ sinh, lau chùi, hoặc lau tay nhưng sau đó vẫn phải rửa lại với nước sạch cho an toàn.
Như vậy, bạn đã tìm hiểu xong sự khác nhau giữa các loại bột giấy tưởng chừng không nhiều nhưng thực không phải vậy. Mỗi loại khăn giấy dùng cho việc gì đều dựa theo một quy chuẩn và chứa hàm lượng vi khuẩn nhất định, do vậy hãy sử dụng đụng đúng và đừng nhầm lẫn giữa các loại khăn giấy. Khi mua hàng bạn nên đọc kỹ, tìm hiểu kỹ thông tin thường được ghi trên bao bì của sản phẩm, bỏ một chút thời gian xem xét kĩ lưỡng, cẩn thận để an toàn cho chính bạn lẫn gia đình bạn nhé.
Đón đọc nhiều bài viết hữu ích tại Mẹo vặt cuộc sống.