Sự khác biệt giữa những đứa trẻ dậy sớm và dậy muộn khi lớn lên
Có sự khác biệt giữa những đứa trẻ dậy sớm và dậy muộn khi lớn lên mà nhiều người chưa biết. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nhưng sự khác biệt đó là gì qua bài viết sau nhé!
Giấc ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường của mỗi con người, chiếm gần 1/3 thời gian của cuộc đời cho việc này. Tuy vậy, giữa những đứa trẻ dậy sớm và trẻ dậy muộn lại có những sự khác biệt. Cùng tìm hiểu xem những sự khác biệt đó là gì nhé!
1
Sự khác biệt giữa trẻ dậy sớm và trẻ dậy muộn
Trẻ dậy sớm tập trung tốt hơn, thông minh hơn
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, bởi khi ngủ sẽ giúp cơ thể trẻ tiết ra mạnh mẽ các loại hormone tăng trưởng, nhờ vậy mà giúp chiều cao được phát triển tốt.
Nếu trẻ thức dậy sớm vào buổi sáng, chứng tỏ con đã có một giấc ngủ đầy đủ, điều này giúp con khỏe mạnh hơn. Nếu thiếu ngủ, trẻ sẽ trở nên cáu gắt, dễ mắc một số bệnh lý như béo phì và ảnh hưởng tinh thần.
Trẻ dậy sớm làm được nhiều việc hơn
Trẻ có thói quen dậy sớm sẽ có thể thực hiện được nhiều điều hơn như đọc báo, ăn sáng, làm bài tập,...và nhiều việc khác trước khi đến lớp học. Hơn nữa, khi thức sớm làm nhiều việc sẽ giúp con tỉnh táo hơn, không uể oải, mệt mỏi.
Trẻ dậy muộn bị ảnh hưởng sinh hoạt
Những đứa trẻ thường xuyên thức dậy muộn sẽ ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động vào ban ngày, nhất là buổi sáng. Các con sẽ bỏ lỡ những ánh nắng sáng sớm rất tốt cho sức khỏe của cơ thể, hạn chế khả năng hấp thụ canxi. Đồng thời, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải hơn.
Ngoài ra, nếu trẻ đã đến tuổi đi học mà dậy muộn sẽ ảnh hưởng rất nhiều, trễ giờ đến lớp và các hoạt động học tập, điều này nếu tạo thành thói quen sẽ không tốt cho học tập, công việc.
Trẻ dậy muộn tạo thành thói quen không tốt
Trẻ ngủ dậy sớm sẽ có nếp đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Trong khi đó, trẻ ngủ muộn rất dễ ngủ nướng vào buổi sáng, đây là thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến các sinh hoạt trong ngày.
2
Một số lưu ý để trẻ có giấc ngủ ngon
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ, dậy sớm hay muộn mỗi ngày, thì phụ huynh nên tìm cách giúp trẻ có một giấc ngủ ngon:
- Nên rèn luyện cho trẻ hình thành thói quen đi ngủ sớm.
- Cho trẻ ngủ vào một giờ giấc cố định để dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
- Trong khi trẻ ngủ cần đảm bảo không gian yên tĩnh, không nên cho trẻ ăn quá no, quá đói hoặc mặc quần áo chặt, phòng ngủ bí bách,...
- Không nên quát mắng, dọa nạt hay cho trẻ xem kinh dị ảnh hưởng đến tâm lý.
Trên đây là những sự khác biệt giữa trẻ dậy sớm và trẻ dậy muộn có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này của trẻ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các phụ huynh nuôi dạy con tốt hơn!
Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam