Sự khác biệt của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học
Bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học chưa. Bạn có bao giờ thắc mắc về sự khác nhau giữa 2 loại kem chống nắng này. Hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
1
Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học
Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý (Sunblock) chứa thành phần khoáng chất gồm titanium dioxide và zinc oxide (Kem chống nắng hóa học không có 2 thành phần này). Chúng giúp tạo 1 lớp bảo vệ trên da của bạn, phản xạ tia UVA, UVB từ ánh nắng mặt trời khi chúng chiếu thẳng vào da của bạn.
Ưu điểm:
-
Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và UVB.
-
Hoạt động ngay tức thì sau khi sử dụng lên da mà không cần chờ thời gian thẩm thấu.
-
Ít gây kích ứng cho da, phù hợp cho những làn da nhạy cảm.
-
Phù hợp với những làn da dễ bị kích ứng nhiệt như đỏ, bỏng rát khi tiếp xúc ánh nắng, kem chống nắng vật lý sẽ làm dịu làn da của bạn.
Nhược điểm:
-
Mau trôi khi bị da tiết nhiều dầu và mồ hôi. Tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng, mồ hôi sẽ làm cho kem không giữ được trên da, bạn sẽ phải bôi một lớp kem mới.
-
Chất kem tạo độ bóng, khó tiệp màu với làn da.
-
Chất kem có thể bị dày, gây bí da, khiến lỗ chân lông không được thông thoáng, da bị đổ dầu sẽ dễ gây sạm và tối da.
Cách phân biệt:
-
Thành phần: titanium dioxide và zinc oxide.
-
Tên gọi: Sunblock.
Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học (Sunscreen) chứa các hợp chất hữu cơ như: oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone. Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học là tạo ra phản ứng hóa học, thay đổi các tia tử ngoại thành nhiệt và sau đó giải phóng nhiệt ra khỏi da. Chúng được gọi là chất hấp thụ hóa học.
Ưu điểm:
-
Chất kem thường mỏng nhẹ, dễ dàng thấm và tán lên da, phù hợp sử dụng mỗi ngày.
-
Dễ dàng phối hợp thêm nhiều tinh chất dưỡng da khác trong quy trình dưỡng da.
Khuyết điểm:
-
Đòi hỏi phải sử dụng kem 20 phút trước khi ra ngoài nắng.
-
Kem chống nắng hóa học thường có chỉ số SPF cao, nếu sử dụng cho da mặt sẽ dễ bị kích ứng, đặc biệt với da nhạy cảm.
-
Không bền vững dưới ánh nắng khi bạn tiếp xúc trực tiếp, dù ở môi trường khô ráo. Vì thế, bạn cần phải thoa lại sau mỗi 2 tiếng sử dụng.
-
Không thích hợp với da kích ứng với nhiệt độ vì kem chống nắng hóa học chuyển tia UV thành nhiệt, có thể làm da bạn bị ửng đỏ.
Cách phân biệt:
-
Thành phần: oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone...
-
Tên gọi: Sunscreen.
Kem chống nắng vật lý lai hoá học
Đây là loại kem chống nắng mới được người dùng rất quan trong hiện nay, tổng hợp các ưu điểm và hạn chế các khuyết điểm của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học. Công nghệ này được gọi là Mexoplex.
Với Mexoplex, lớp kem sẽ không tạo độ trắng bệt như kem chống nắng vật lý, vừa bền vững lâu dài như kem hoá học. Đặc biệt những tuýp kem chống nắng Mexoplex có phổ chống tia UV khá rộng lên đến PPD 38 (Hơn cả PA++++).
Thế nhưng không vì vậy mà dòng kem chống nắng này lại không có khuyết điểm. Thông thường trong thành phần sẽ có tinosorb là một chất tan trong dầu khiến da của bạn sẽ có cảm giác bị bóng lên như hiện tượng bóng dầu, mà điều này các bạn nữ Việt lại chẳng thích chút nào.
Cách phân biệt:
- Thành phần: Mexoryl XL, Meroxyl SX, Tinosorb S
Những điều cần lưu ý thêm
Trước đây chúng ta có thể nhận biết qua tên, kem chống nắng vật lý là Sunblock, Kem chống nắng hóa học là Sunscreen. Nhưng giờ thì có thêm nhiều tên gọi (sun cream, sun gel, sun milk, sun matte,...) nên ta cần phải đọc thêm cả thành phần để nhận biết.
Không thể nói loại kem chống nắng nào là phù hợp nhất cho làn da của bạn, bởi lẽ mỗi loại đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Do đó, tùy theo mức độ bạn tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp và sự kích ứng của làn da mà chọn kem chống nắng phù hợp.
Ngoài ra, bất kể là sử dụng kem chống nắng vật lý hay hóa học, bạn luôn cần phải tẩy trang trước khi rửa mặt để đảm bảo lớp kem chống nắng đã được lấy sạch ra khỏi làn da.
Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học sẽ là phần kiến thức rất quan trọng giúp baỏ vệ da bạn hằng ngày.
>> Tham khảo thêm:
Kem chống nắng loreal đang có bán tại Tip Hay nhé!
Bạn sẽ quan tâm:
>>> SPF là gì? Ý nghĩa các thông số trên kem chống nắng
>>> Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả cho làn da không cháy nắng