Tip hay

Sự khác biệt của chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan

Sự khác biệt của chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan

Chất xơ giúp giảm thiểu hàm lượng cholesterol trong máu, duy trì lượng đường huyết trong cơ thể, kích thích cơ thể đào thải chất béo giúp giảm cân hoặc thậm chí tăng tuổi thọ. Cơ thể cần hai loại chất xơ: chất xơ hòa tan và không hòa tan, vậy chúng giống và khác nhau như thế nào?

Chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan là dạng chất xơ có độ mềm và dính, dễ hòa tan và hấp thụ trong nước.

Chất xơ hòa tan gắn với các chất khác như Cholesterol và đường.

Thực phẩm tiêu biểu: Các loại trái cây họ cam quýt cũng như các loại trái cây khác như táo..., cà rốt, lúa mạch - yến mạch, đậu hà lan...

Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan

Chất xơ không hòa tan

Khá nhiều người cho rằng chất xơ không hòa tan là các loại thức ăn thô. Tuy nhiên chúng lại là thành phần tạo nên độ cứng của ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây và rau xanh.

Do không hòa tan trong nước nên chất xơ không hòa tan cũng thể hấp thu vào máu.

Thực phẩm tiêu biểu: Các loại rau xanh như bông cải, đậu ve, rau bina... quả hạch, bột mì nguyên cám.

Thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan

So sánh chất xơ hòa tan và không hòa tan

Chất xơ hòa tan

Chất xơ không hòa tan

Đặc điểm

Mềm và dính, hấp thụ nước

Trở thành một chất dạng gel sau khi gặp nước.

Không hòa tan trong nước.

Không bị phá vỡ bởi vi khuẩn đường ruột.

Công dụng

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Giảm cân và duy trì cân nặng

Giúp tiêu hóa dễ dàng hơn

Giảm cân

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Thực phẩm giàu chất xơ

Yến mạch - Lúa mạch

Táo

Các loại trái cây thuộc họ cam, quýt

Cà rốt

Hạt mã đề

Bột mì nguyên cám

Quả hạch

Đậu

Súp lơ

Đậu que

Khoai tây

Cách bổ sung chất xơ

Sử dụng nước dùng cà rốt, lúa mạch.

Tự làm trái cây sấy khô tại nhà.

Thêm hạt mã đề vào các món hay thêm món súp trái cây vào khẩu phần ăn.

Sử dụng các loại cháo yến mạch, ngũ cốc giàu chất xơ.

Sử dụng bột mì nguyên cám thay bột mì đa dụng.

So sánh chất xơ hòa tan và không hòa tan

Làm thế nào để cơ thể bổ sung đầy đủ cả hai loại chất xơ?

Rất khó để bạn có thể tính đúng chính xác hàm lượng mỗi loại chất xơ cần nạp vào cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một vài cách giúp tăng tổng lượng tiêu thụ.

+ Đặt mục tiêu ăn 3 khẩu phần rau và 2 khẩu phần trái cây mỗi ngày.

+ Chọn rau thân cứng hay trái cây, hạt, củ có thể ăn cả vỏ.

+ Dùng các loại đậu ít nhất 3 lần/ tuần.

+ Ăn vặt, ăn nhẹ với đậu, bắp và ngũ cốc nguyên hạt như hạnh nhân...

Rau thân cứng, hạt, trái cây có thể ăn được vỏ giúp bổ sung chất xơ

Xem thêm: Chất xơ là gì?

Thông tin tham khảo: hellobacsi.com

Chất xơ hòa tan và không hòa tan đều không thể thiếu cho cơ thể, do đó bạn nên cân đối hàm lượng hai loại chất xơ trong thực đơn hàng ngày.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Sự khác biệt của chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tansự khác biệt của chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tanchất xơ hòa tan và không hòa tanchất xơ hòa tanchất xơ không hòa tanchất xơsự khác biệt của chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tanchất xơ hòa tan và không hòa tanchất xơ hòa tanchất xơ không hòa tanchất xơ