Sử dụng tã người lớn và những điều nên tránh
Dùng loại tã không phù hợp, mặc không đúng cách, "lệ thuộc" vào tã giấy, lười thay tã... là những lỗi thường mắc của cả người bệnh và người chăm sóc khi sử dụng tã người lớn. Đã là lỗi thì sẽ để lại hậu quả không tốt...
1
Lựa chọn loại tã không phù hợp
Lựa chọn tã dùng cho người lớn cũng cần chọn loại phù hợp, tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh để có hướng lựa chọn sử dụng:
- Tã dán: dành cho người bệnh bị hạn chế vận động, không thể đi lại. Nó giúp việc mặc và thay tã cho người bệnh dễ dàng hơn, thiết kế chuyên biệt giúp chống trào trong tư thế nằm. Dùng tã dán cho bệnh nhân trường hợp này cũng tiết kiệm chi phí hơn.
- Tã quần: thiết kế dành cho người bệnh có thể vận động, đi lại. Nó giúp ôm sát vào cơ thể người mặc, cố định chống xê dịch, chống trào, giúp người bệnh tự tin hơn khi vận động, việc di chuyển cũng dễ dàng hơn khi mặc tã.
Chọn đúng loại tã dán nên dùng cho người bệnh
Chọn loại tã không phù hợp vừa khiến người dùng không thoải mái khi mặc, lại ảnh hưởng tới khả năng vận động (nếu có thể) của người bệnh, đồng thời gây khó khăn cho việc vệ sinh và thay tã (tự thân người bệnh hay dưới sự hỗ trợ của người thân).
2
Mặc tã cho người bệnh không đúng cách
Với người bệnh dùng tã dán
Không nên nhấc 2 chân của người bệnh lên và đưa tã xuống dưới khi mặc, hành động này có thể gây tổn thương xương khớp của người bệnh; người chăm sóc cũng thao tác khó khăn và mất sức hơn.
Nên tác động vào bả vai và hông của người bệnh, giúp bệnh nhân xoay trở nằm ngiêng và từ từ đưa tã vào vị trí. Cách thao tác này nhẹ nhàng hơn cả với người bệnh và người chăm sóc, đồng thời cũng là cách giúp người bệnh "trở mình" đổi tư thế đôi chút cho thoải mái cơ thể.
Nên nghiêng người bệnh nhân sang bên và đặt miếng tã vào vị trí
Với người bệnh dùng tã quần
Nên khuyến khích người bệnh chuyển sang tư thế ngồi và hỗ trợ bệnh nhân mặc tã trong tư thế đó.
Vì tã quần thiết kế dùng cho người bệnh có thể vận động, và dễ dàng kéo lên xuống như chiếc quần lót, nên việc khuyến khích người bệnh tự mặc (nếu có thể) là nên làm để giảm việc lệ thuộc vào người chăm sóc, gia tăng sự linh hoạt cơ thể và sự tự tin của người bệnh.
Cách mặc tã quần cho người bệnh được khuyến khích
3
Khuyến khích người bệnh "lệ thuộc" vào tã giấy
Những bệnh nhân không thể tự vận động thì việc dùng tã giấy giúp vấn đề "vệ sinh" của người bệnh được kín đáo, sạch sẽ hơn và tiện lau dọn hơn cho người chăm sóc.
Nhưng người chăm sóc lưu ý, khi bệnh nhân có thể tự đi lại, không nên khuyến khích người bệnh tiêu tiểu trực tiếp trong tã. Như thế sẽ hạn chế việc tập luyện để phục hồi khả năng vận động của người bệnh, đồng thời dễ gây tâm lý tự ti, giảm động lực phấn đấu và lệ thuộc vào người chăm sóc.
Trong trường hợp còn khả năng vận động, tã giấy chỉ là công cụ hỗ trợ tránh người bệnh "không kịp" đi vào nhà vệ sinh mà thôi.
Tã giấy là "công cụ hỗ trợ", không phải thay thế nhà vệ sinh cho người bệnh
4
Lười thay tã cho người bệnh
Tã dùng cho người bệnh nên được thay sau 3 - 4 tiếng sử dụng.
Một miếng tã được dùng quá lâu (có trường hợp đến 7 - 8 tiếng hoặc hơn) sẽ khiến người bệnh khó chịu, mất vệ sinh và dễ gây viêm nhiễm.
Nếu lo tốn kém, có thể dùng miếng lót bổ sung thiết kế như lõi bông của miếng tã, cách dùng là đặt miếng lót mới lên trên miếng tã dán hoặc tã quần mới, sau 3 - 4 tiếng thì lột miếng lót ra và thay bằng miếng khác hoặc sử dụng miếng tã ngoài.
Nếu muốn tiết kiệm, hãy dùng thêm miếng lót bổ sung cho người bệnh
Hãy lưu ý giữ gìn vệ sinh cho người bệnh, để bảo vệ tốt hơn sức khỏe thể chất và nâng cao về mặt tinh thần, vì người bệnh rất dễ tự ti về bản thân mà ảnh hưởng tới sự phục hồi thể chất và cả chất lượng cuộc sống.
Hãy dùng tã người lớn như sản phẩm hỗ trợ mang tính tích cực, đừng lạm dụng hoặc dùng sai cách ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh nhé!
Xem thêm: Chọn thực phẩm cho người bị tiểu đường
Trang tham khảo thông tin: webtretho.com