Tip hay

Sốt xuất huyết có được tắm không? Những lưu ý cần biết

Sốt xuất huyết có được tắm không? Những lưu ý cần biết

Hiện nay, mọi người vẫn còn nhiều băn khoăn không biết bệnh sốt xuất huyết thì có tắm được không? Hãy theo dõi ngay bài viết sau để cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường bùng phát vào các mùa mưa hàng năm. Nó có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, nhức đầu, đau khớp và phát ban. Và khi bị sốt xuất huyết, người bệnh phải chú ý đến việc sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân, trong đó có việc tắm. Nhưng thực sự bệnh sốt xuất huyết có tắm được không? Cùng Tip Hay giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.

1 Người bệnh sốt xuất huyết có được tắm không?

Người bệnh sốt xuất huyết có được tắm không?Người bệnh sốt xuất huyết có được tắm không?

Hầu hết những người bệnh sốt xuất huyết thường có tâm trạng khá lo lắng về việc tắm sẽ làm cho bệnh nghiêm trọng hơn. Vì thế nhiều người lựa chọn cách lau người sơ qua với nước ấm và không tắm trong suốt thời gian bị sốt xuất huyết.

Đặc biệt là với nhiều trẻ nhỏ nhiễm bệnh, bố mẹ cũng không dám tắm cho con vì sợ con bị ốm hoặc sốt nặng hơn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân sốt xuất huyết không cần phải kiêng tắm hoàn toàn, vẫn có thể tắm rửa bình thường nhưng phải luôn cẩn thận khi tắm để tránh làm tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.

2 Những lưu ý khi tắm dành cho người bệnh sốt xuất huyết

Những lưu ý khi tắm dành cho người bệnh sốt xuất huyếtNhững lưu ý khi tắm dành cho người bệnh sốt xuất huyết

Bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết khi tắm cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Chỉ nên tắm với nước ấm, tuyệt đối không được tắm bằng nước lạnh
  • Không được tắm và ngâm mình trong nước quá lâu.
  • Nếu có gội đầu, khi tắm xong cần sấy tóc ngay cho khô, tránh để tóc ướt quá lâu khiến cơ thể nhiễm lạnh.
  • Đặc biệt lưu ý đối với những trường hợp bị sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, khi tắm không được kỳ cọ da quá mạnh sẽ dễ gây xuất huyết dưới da và hình thành những vết bầm tím trên cơ thể, thậm chí là gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Khi sốt xuất huyết đến giai đoạn giữa, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, cơ thể thường có dấu hiệu bị chảy máu cam, xuất hiện các đốm đỏ trên da,… Lúc này nếu muốn tắm, bạn nên chú ý cẩn thận, tắm nhanh với nước ấm hoặc chỉ lau người với nước ấm để tránh gây giãn thành mạch máu.

3 Một số lưu ý khi chăm sóc người mắc sốt xuất huyết

Khi chăm sóc người bị bệnh sốt xuất huyết, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Thường xuyên hỏi thăm tình hình sức khỏe và nên cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường ở phòng thoáng mát. Nếu cơ thể quá mệt mỏi, dễ bị choáng thì hạn chế để bệnh nhân đi lại một mình để tránh bị vấp ngã.
  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể bệnh nhân, ngoài nước lọc có thể dùng các loại nước trái cây như: cam, chanh, dừa tươi hoặc nước canh, nước cháo, dung dịch bù nước và chất điện giải.

Một số lưu ý khi chăm sóc người mắc sốt xuất huyếtMột số lưu ý khi chăm sóc người mắc sốt xuất huyết

  • Người bệnh cần bổ sung đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản, bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitaminkhoáng chất. Bổ sung thêm nhiều protein vào khẩu phần ăn của người bệnh từ thịt, , trứng, sữa,…Tăng tỷ lệ tinh bột hoặc đường đơn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa. Việc ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khiến bệnh nhân khó chịu khi ăn, chán ăn và không tốt cho tiêu hóa. Nên ăn những món ăn lỏng, mềm dễ nuốt như súp, cháo loãng, món hầm,…
  • Khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C cần uống thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ, với liều lượng phù hợp theo cân nặng, và mỗi lần uống cách nhau từ 4 đến 6 tiếng. Tuyệt đối không dùng Aspirin và Ibuprofen vì hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trong khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà, bạn cần theo dõi các biểu hiện của người bệnh để nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Khi bệnh nhân có những biểu hiện chuyển biến nặng cần phải đưa đến bệnh viện sớm để được cấp cứu kịp thời.
  • Nên tắm bằng nước ấm, không tắm và ngâm người trong nước quá lâu, cũng không được kỳ cọ quá mạnh lên da. Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh để tắm và gội đầu bởi nó có thể làm cho tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đến tái khám đều đặn theo lời dặn của bác sĩ, kể cả khi bệnh nhân đã ngừng sốt vẫn phải đi tái khám.

Hy vọng qua những thông tin trên mà Tip Hay đã chia sẻ, các bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc về vấn đề bệnh nhân sốt xuất huyết có được tắm không. Các bạn nhớ thực hiện đúng lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng khỏi bệnh và có một sức khỏe thật tốt nhé.

Nguồn: medlatec.vn

Từ khóa: Sốt xuất huyết có được tắm không? Những lưu ý cần biếtsốt xuất huyết có được tắm không