Tip hay

Sợ độ cao là hội chứng gì? Cách hạn chế tình trạng sợ độ cao

Sợ độ cao là hội chứng gì? Cách hạn chế tình trạng sợ độ cao

Bạn có phải là người thường cảm thấy rất sợ hãi khi đứng trên cao không? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu hội chứng sợ độ cao và cách hạn chế tình trạng đó nhé!

Hầu hết mọi người thường có cảm giác sợ hãi khi nhìn xuống mặt đất từ vị trí trên cao, tuy nhiên, những người sợ độ cao mà trở nên kích động, hoảng sợ và tìm đủ mọi cách để trấn tĩnh bản thân và tìm đến nơi an toàn thì hoàn toàn khác. Để biết thêm sợ độ cao là hội chứng gì, hãy cùng Tip Hay khám phá và tìm cách hạn chế tình trạng sợ độ cao qua bài viết sau nhé!

1 Hội chứng sợ độ cao là gì?

Hội chứng sợ độ cao là gì?Hội chứng sợ độ cao là gì?

Sợ độ cao là một hội chứng với tên gọi tiếng Anh là Acrophobia. Chứng sợ độ cao được xem như là một dạng ám ảnh về không gian và có cảm giác khó chịu khi chuyển động. Những người mắc phải hội chứng này sẽ rơi vào tình trạng sợ hãi hoặc ám ảnh cực đoan về độ cao, đặc biệt nhất là đối với người có chiều cao bình thường.

Theo thống kê, dân số thế giới có khoảng 2-5% mắc hội chứng này. Trong đó, tỷ lệ mắc ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Những người mắc phải hội chứng này thường gặp khó khăn khi leo thang mà không có tay vịn và thậm chí còn sợ ngồi trên máy bay.

2 Nguyên nhân của chứng sợ độ cao

Nguyên nhân của chứng sợ độ caoNguyên nhân của chứng sợ độ cao

Hội chứng sợ độ cao có thể do nhiều nguyên nhân, một trong số đó có thể là do người bệnh đã từng trải qua một số tai nạn hoặc ngã từ trên cao khiến tâm lý bị ảnh hưởng. Do đó, người bệnh sẽ có xu hướng bị ám ảnh tâm lý khi ở trên cao bởi cảm giác sợ hãi đã từng trải qua và trở nên lo lắng về nó. Điều đó khiến người bệnh không thể đến những nơi có vị trí cao.

Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến hội chứng sợ độ cao xuất phát từ chính bản thân người bệnh. Khi cơ chế của mắt hay tiền đình của người bệnh gặp vấn đề khiến cho họ không thể giữ thăng bằng khi ở một độ cao nhất định, dẫn đến người bệnh dễ bị chóng mặt, mất thăng bằng và có cảm giác rất dễ ngã xuống. Tuy nhiên, đa phần người bệnh rơi vào tình trạng này vẫn chưa tìm được một nguyên nhân chính rõ ràng nào.

Hội chứng sợ độ cao còn thường xảy ra phổ biến với những người có các bệnh lý liên quan đến phổi hoặc những người sống ở nơi có địa hình thấp và khả năng thích nghi chậm với môi trường có địa hình cao hơn. Do đó, cả nam lẫn nữ đều có thể mắc phải hội chứng này. Dấu hiệu của bệnh sẽ càng rõ ràng hơn khi người bệnh ở độ cao từ 2.400m trở lên.

Một số yếu tố ảnh hưởng chứng sợ độ cao khácMột số yếu tố ảnh hưởng chứng sợ độ cao khác

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc hội chứng này như:

  • Di truyền: Có nhiều tình trạng đã được ghi nhận khi gia đình có người mắc hội chứng này, tỷ lệ cao thế hệ sau sẽ có người mắc cùng chứng này.
  • Nơi sinh sống: Những người có xu hướng sợ độ cao thường sẽ có đời sống ở những nơi có địa hình thấp như đồng bằng, ven biển hoặc chưa bao giờ đi đến những nơi có địa hình cao như núi,...
  • Sức khỏe: Những người có tiền sử bệnh liên quan tới phổi hoặc thể lực không tốt, khó thích nghi với môi trường thay đổi.
  • Độ tuổi: Theo thống kê, người trẻ có xu hướng bị ảnh hưởng bởi độ cao có tỷ lệ cao hơn người lớn tuổi.

3 Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng sợ độ cao

Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng sợ độ caoDấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng sợ độ cao

Những người mắc hội chứng sợ độ cao thường có một số triệu chứng như nhức đầu, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, khó ngủ, chóng mặt, mệt mỏi,... Những triệu chứng này thường sẽ kéo dài khoảng 6 đến 48 tiếng sau khi bệnh nhân ở vị trí cao.

Bên cạnh đó, còn có một số trường hợp hiếm gặp khiến não và phổi bị tích tụ dịch lỏng bởi chứng sợ độ cao, dẫn đến phù não và phù phổi với những biểu hiện nghiêm trọng như:

  • Nghe được những âm thanh lạ giống như tiếng mảnh giấy bị vò lại khi hít thở.
  • Bị khó thở trầm trọng.
  • Ho hoặc khạc ra chất lỏng có màu hồng và sủi bọt.
  • Đi đứng vụng về, khó khăn.
  • Bị lú lẫn hoặc suy giảm ý thức.

Khi gặp những dấu hiệu này, người bệnh cần được đưa ngay về địa điểm có độ cao thấp hơn và tiến hành sơ cứu khẩn cấp lúc đó.

4 Những phương pháp điều trị hội chứng sợ độ cao

Những phương pháp điều trị hội chứng sợ độ caoNhững phương pháp điều trị hội chứng sợ độ cao

Đối với những trường hợp chứng sợ độ cao không làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày thì người bệnh không nhất thiết điều trị. Còn với những trường hợp nặng, chứng sợ độ cao gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và gặp khó khăn, ngăn cản những hoạt động bạn muốn thực hiện thì nên áp dụng một số cách điều trị sau:

  • Liệu pháp giải mẫn cảm (tiếp xúc có hệ thống).
  • Nhận thức hành vi (CBT).
  • Điều trị bằng thuốc.
  • Phương pháp thực tế ảo.

Bên cạnh đó, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chẩn đoán và chỉ định cho giải pháp điều trị phù hợp nếu bạn muốn hạn chế chứng sợ độ cao của mình.

5 Cách hạn chế tình trạng sợ độ cao

Cách hạn chế tình trạng sợ độ caoCách hạn chế tình trạng sợ độ cao

Để hạn chế được tình trạng sợ độ cao, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Khi di chuyển đến những nơi có vị trí cao, không nên tăng độ cao ngay lập tức mà hãy dành thời gian tạo điều kiện cho cơ thể có thể thích nghi phù hợp ví dụ như dành khoảng 2-4 ngày để di chuyển từng đoạn một.
  • Nghỉ ngơi điều độ và hạn chế những hoạt động quá sức.
  • Để hạn chế tác động của chứng sợ độ cao bạn nên uống nhiều nước và tăng cường bổ sung carbohydrate.

Nếu xuất hiện biểu hiện liên quan đến thần kinh hoặc hô hấp, nhanh chóng đưa người bệnh đến nơi có vị trí thấp hơn và sơ cứu khẩn cấp.

Qua bài viết trên, Tip Hay đã chia sẻ với bạn những thông tin về hội chứng sợ độ cao và cách hạn chế được tình trạng này. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Nguồn: Medlatec.vn

Từ khóa: Sợ độ cao là hội chứng gì? Cách hạn chế tình trạng sợ độ caohội chứng sợ độ caohội chứng sợ độ cao là gì