Tip hay

Sinh đôi khác trứng là gì? Thông tin về sinh đôi khác trứng

Sinh đôi khác trứng là gì? Thông tin về sinh đôi khác trứng

Sinh đôi khác trứng là gì? Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc. Hãy cùng giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

Việc mang thai là một khoảnh khắc thiêng liêng và mang ý nghĩa lớn. Niềm vui này càng trở nên đặc biệt hơn khi mẹ bầu biết mình mang thai đôi khác trứng. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ gặp các biến chứng trong thai kỳ. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu rõ hơn về sinh đôi khác trứng là gì và những thông tin liên quan đến sinh đôi khác trứng nhé.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1 Mang thai đôi khác trứng là như thế nào?

Mang thai đôi khác trứng là như thế nào?Mang thai đôi khác trứng là như thế nào?

Mang thai đôi khác trứng là trường hợp xảy ra khi một người mẹ có 2 quả trứng rụng cùng một lúc và được thụ tinh bởi 2 tinh trùng độc lập vào cùng một thời điểm. Thống kê cho thấy, trên mỗi 100 thai phụ, có khoảng 5 trường hợp mang thai đôi và trong đó có 2/3 trường hợp là thai đôi khác trứng.

So với các cặp sinh đôi cùng trứng, những cặp sinh đôi khác trứng thường có nhiều khác biệt di truyền hơn. Cấu trúc ADN của họ chỉ tương đồng khoảng 50%. Điều này dẫn đến khả năng các em bé sinh đôi khác trứng có thể có ngoại hình và giới tính khác nhau.

Ngoài ra, còn một số trường hợp đặc biệt là người mẹ mang thai sinh đôi khác trứng do cơ thể người mẹ đã rụng thêm một quả trứng sau khi đã mang thai và được thụ tinh bởi một tinh khác trong cùng tháng. Hiện tượng này được gọi là bội thai tinh kỳ khác.

2 Những yếu tố làm tăng khả năng sinh đôi khác trứng

Những yếu tố làm tăng khả năng sinh đôi khác trứngNhững yếu tố làm tăng khả năng sinh đôi khác trứng

Theo nghiên cứu, khả năng sinh đôi khác trứng phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, trong khi khả năng mang thai đôi cùng trứng là không. Cụ thể, khả năng tăng cơ hội sinh đôi khác trứng bao gồm một số yếu tố sau:

  • Độ tuổi: Phụ nữ trên 30 tuổi mang thai có tỷ lệ cao hơn để sinh đôi khác trứng. Độ tuổi này liên quan đến việc lượng hormone kích thích rụng trứng (FSH) được giải phóng nhiều, nên khả năng rụng trứng cùng lúc cũng tăng.
  • Yếu tố di truyền: Nếu người mẹ từng mang thai sinh đôi khác trứng hoặc có mẹ và người thân trong gia đình có trường hợp mang song thai khác trứng, khả năng sinh đôi sẽ cao hơn.
  • Chỉ số BMI: Phụ nữ có chỉ số BMI cao hơn 30 có khả năng sinh đôi khác trứng cao hơn so với người có chỉ số BMI thấp.
  • Vóc dáng: Phụ nữ cao to thường có cơ hội sinh đôi khác trứng cao hơn so với những người thấp bé.
  • Số lần mang thai trước đó: Phụ nữ mang thai nhiều lần, đặc biệt là người cho con bú, cơ hội mang thai đôi khác trứng càng tăng.
  • Sản phẩm từ sữa: Sử dụng nhiều sản phẩm từ sữa có thể tăng khả năng sinh đôi khác trứng.
  • Công nghệ hỗ trợ sinh sản: Áp dụng các phương pháp như thụ tinh nhân tạo với sử dụng thuốc kích thích rụng trứng hoặc thụ tinh trong ống nghiệm có thể tăng khả năng sinh đôi khác trứng bằng cách chuyển nhiều phôi thai vào tử cung của người mẹ cùng lúc.

3 Bé sinh đôi khác trứng có nguy hiểm không?

Bé sinh đôi khác trứng có nguy hiểm không?Bé sinh đôi khác trứng có nguy hiểm không?

Như các trường hợp mang đa thai, sản phụ mang thai đôi khác trứng đối mặt với nguy cơ cao hơn về các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ so với mang thai đơn. Những biến chứng thường gặp khi mang thai đôi khác trứng gồm:

  • Trẻ sơ sinh có thể có cân nặng thấp hơn so với tuổi thai bình thường.
  • Khi hai bé đã phát triển khá lớn trong những tuần cuối thai kỳ, không gian bên trong tử cung sẽ bị hạn chế lại. Việc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé.
  • Nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tăng huyết áp ở người mẹ.
  • Tăng nguy cơ sảy thai hoặc khả năng một trong hai bé sẽ tử vong khi sinh ra.
  • Khả năng sinh non tăng cao.

4 Những lưu ý khi mang thai đôi khác trứng

Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳKhám thai định kỳ

Các mẹ bầu mang thai đôi thường được khuyên nên thực hiện kiểm tra thai kỳ đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ. Đặc biệt là việc tiến hành siêu âm khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ. Việc này giúp phát hiện sớm các biến chứng thai sản nguy hiểm và đánh giá tình trạng của thai nhi, từ đó có thể can thiệp kịp thời.

Ngoài ra, việc thực hiện các xét nghiệm trước sinh như double test, triple test, NIPT,.. cũng rất quan trọng đối với các thai phụ mang thai đôi. Bởi vì những trường hợp này có nguy cơ thai nhi mắc các tình trạng dị tật cao hơn so với thai phụ mang thai đơn thông thường.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡngChế độ dinh dưỡng

Phụ nữ mang thai đôi cần tăng cường việc cung cấp nhiều năng lượng hơn so với thai phụ mang thai đơn. Do đó, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học là vô cùng quan trọng để giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ. Chế độ ăn của mẹ bầu cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và đa dạng, đặc biệt cần tập trung vào các nguồn giàu sắt như các loại ngũ cốc, thịt đỏ,...

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung một số loại thực phẩm chức năng để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Các thực phẩm bổ sung canxi, vitamin D sắt, kẽm,... đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mẹ và phát triển toàn diện của thai nhi.

Bổ sung nước

Bổ sung nướcBổ sung nước

Nước chiếm khoảng 75% trong cơ thể của chúng ta và khi mang thai, nội tiết rau thai của thai phụ thường có xu hướng giữ nước. Nhu cầu thai phụ uống nước tăng khoảng 20 - 30% so với người không mang thai, đặc biệt là những mẹ bầu mang thai đôi, thai ba,...

Việc duy trì cân bằng nước đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu mang thai đôi cần đảm bảo bổ sung đủ lượng nước cần thiết.

5 Những điều thú vị của cặp song sinh khác trứng

Những điều thú vị của cặp song sinh khác trứngNhững điều thú vị của cặp song sinh khác trứng

Dưới đây là một số điều thú vị về cặp song sinh khác trứng:

  • Cặp song sinh khác trứng có thể cùng giới tính hoặc khác giới tính, tức là người mẹ có thể sinh ra 2 bé gái, 2 bé trai hoặc một bé gái và một bé trai.
  • Cặp song sinh có thể có màu da khác nhau, nếu bố và mẹ có màu da khác nhau.
  • Trung Phi là quốc gia có tỷ lệ phụ nữ sinh đôi khác trứng cao nhất và thấp nhất là châu Mỹ Latinh và châu Á.
  • Mang thai song sinh có thể làm tăng nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ của người mẹ.
  • Sinh đôi không cùng cha: Đây là trường hợp người phụ nữ rụng 2 quả trứng và quan hệ với nhiều người đàn ông. Mỗi quả trứng sẽ được thụ tinh với tinh trùng của một người đàn ông khác nhau.
  • Song sinh không trùng ngày thụ thai: Trường hợp bà mẹ đã mang thai nhưng trong tháng đó vẫn rụng thêm 1 quả trứng và được tinh trùng khác thụ tinh.
  • Song sinh không trùng sinh nhật: Thường thì, trong một cặp sinh đôi mỗi đứa bé sẽ ra đời cách nhau vài phút. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể cách nhau nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

Trên đây là những thông tin chi tiết về sinh đôi khác trứng, từ quá trình phát triển thai nhi, các biến chứng gặp phải, đến cách chăm sóc thai kỳ,... Hy vọng với bài viết của Tip Hay, các mẹ bầu sẽ có một hành trình thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.

Nguồn: benhvienphuongdong.vn

Từ khóa: Sinh đôi khác trứng là gì? Thông tin về sinh đôi khác trứngKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh