Sau sinh ăn thịt vịt được không? Những lưu ý khi ăn thịt vịt sau sinh
Thịt vịt là loại thịt quen thuộc, tuy nhiên bà bầu sau sinh có ăn được không? Nếu có thì cần lưu ý những gì khi ăn thịt vịt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Thịt vịt là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau. Trong bài viết này hãy cùng Tip Hay tìm hiểu về việc bà bầu sau sinh có ăn thịt vịt được hay không nhé!
1
Giá trị dinh dưỡng có trong thịt vịt
Thịt vịt là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, theo những chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g thịt vịt chứa đến 19 protein và 337 calo. Ngoài ra, trong thịt vịt còn chứa nhiều dưỡng chất và chất dinh dưỡng khác như canxi, phốt pho, magiê, đồng, kẽm, vitamin A, vitamin B, vitamin D và vitamin E,...
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g thịt vịt như sau:
- Calo : 337 kcal
- Lipid: 28 g
- Chất béo bão hoà: 10 g
- Cholesterol: 84 mg
- Natri: 59 mg
- Kali: 204 mg
- Protein: 19 g
- Vitamin D: 11 mg
- Sắt: 3 IU
- Vitamin B6: 2,7 mg
- Magnesi: 0,2 mg
- Vitamin B12: 0,3 µg
2
Sau sinh có ăn thịt vịt được không?
Bởi vì trong thịt vịt có tính hàn cao nên dân gian cho rằng ăn thịt vịt sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến bà bầu sau sinh. Tuy nhiên, việc ăn thịt vịt sẽ không gây nên tình trạng xấu cho cơ thể bà bầu nếu ăn với mức độ vừa phải và phù hợp. Theo các nghiên cứu từ chuyên gia, bà bầu sau sinh ăn thịt vịt còn có tác dụng giúp ngăn ngừa thiếu máu trong cơ thể nữa đấy.
Hàm lượng thịt vịt phù hợp cho mẹ sinh thường và mẹ sinh mổ như sau:
- Đối với mẹ sinh thường: Chỉ nên ăn thịt vịt sau 1 tháng kể từ ngày sinh và chỉ ăn từ 2 - 3 bữa mỗi tuần
- Đối với mẹ sinh mổ: Chỉ nên ăn thịt vịt từ tháng thứ 2 sau khi sinh và không ăn quá 2 bữa trên tuần
3
Những lưu ý khi phụ nữ ăn thịt vịt sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh vẫn có thể ăn thịt vịt, tuy nhiên mẹ bỉm vẫn cần lưu ý một số điều sau khi ăn thịt vịt nhé:
- Chỉ nên ăn phần thịt nạc, hạn chế ăn phần da vì trong da vịt có chứa nhiều cholesterol xấu ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch.
- Chỉ nên ăn những món ăn từ vịt được chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm
- Không ăn quá nhiều trong một tuần, hàm lượng phù hợp là từ 2 - 3 cử/tuần
- Hạn chế ăn thịt vịt nếu bạn có tiền sử bệnh gout, thận hoặc tiêu hóa kém
- Sơ chế kỹ và nấu chín thịt vịt khi ăn, nhằm tránh bị ngộ độc hoặc đau bụng do ăn phải thịt chưa chín
4
Một số món ngon từ thịt vịt dành cho phụ nữ sau sinh
Thịt vịt có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau, hãy tham khảo một số món ngon từ thịt vịt sau đây nhé:
- Cháo vịt đậu xanh
- Thịt vịt trộn rau lang
- Lưỡi vịt khìa nước dừa
- Lẩu vịt tía tô
- Gỏi vịt hành tây
- Ức vịt sốt rau củ
Tham khảo thêm:
Các món ngon từ vịt khiến cả nhà ăn say mê không thể dừng đũa
Thịt vịt là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể bà bầu sau sinh. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều thịt vịt trong các bữa ăn, đồng thời kết hợp thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau để cân bằng dinh dưỡng và sức khỏe cho cơ thể nhé!
Nguồn: nhathuoclongchau.com