Tip hay

Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, kiêng gì?

Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, kiêng gì?

Sau ngộ độc thực phẩm, cơ thể cần một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Cùng tìm hiểu thực phẩm nên ăn và nên kiêng sau ngộ độc để mau hồi phục sức khỏe nhé!

Ngộ độc thực phẩm khiến sức khỏe yếu đi, sức đề kháng giảm nên rất cần chế độ ăn uống kiêng cử. Một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể được phục hồi nhanh chóng hơn. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tip Hay để hiểu rõ những thực phẩm nên và không nên ăn để tốt cho sức khỏe sau ngộ độc bạn nhé!

1 Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Các món ăn nhạt

Ngộ độc thực phẩm dù nặng hay nhẹ cũng khiến đường ruột dễ bị kích thích hơn bình thường. Trong trường hợp này, bạn cần ăn những món ăn nhẹ, có vị nhạt và ít chất béo như cháo yến mạch, một cốc mật ong nóng, khoai lang, chuối,... Lưu ý không nên sử dụng những thực phẩm có vị quá mặn hoặc quá ngọt vì sẽ khiến đường ruột lâu phục hồi hơn.

Các món ăn nhạtCác món ăn nhạt

Nước uống điện giải

Một điều vô cùng quan trọng mà bạn nên biết sau khi bị trúng thực là cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì bị mất nước nên hãy lưu ý uống thật nhiều nước, đặc biệt là nước chứa chất điện giải sẽ hỗ trợ quá trình cân bằng lượng nước trong cơ thể, thải độc tố và xây dựng lại các mô bị tổn thương.

Nước uống điện giảiNước uống điện giải

Nước trà

Theo một số thông tin nghiên cứu, nước trà có tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch, giảm viêm hiệu quả, làm ấm đường ruột và dạ dày. Chính vì thế, nước trà là một lựa chọn tuyệt vời dành cho những người sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Bạn có thể kết hợp uống trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc,... ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe mau hồi phục nhé!

Nước tràNước trà

Sữa chua

Các loại lợi khuẩn và men vi sinh trong sữa chua rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Sữa chua đặc biệt tốt cho những người tiêu hóa kém và trúng độc thức ăn bởi nó có tác dụng cải thiện sức đề kháng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, sữa chua cũng là một món ăn vặt đầy dinh dưỡng và rất cần thiết trong trường hợp bạn chưa ăn được các món thường ngày.

Sữa chuaSữa chua

2 Sau khi ngộ độc thực phẩm nên kiêng gì?

Thực phẩm chứa nhiều protein

Những thực phẩm giàu protein (chất đạm) mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng không được khuyên dùng đối với những người bị trúng thực. Các món ăn như thịt bò, thịt heo, ,... thường mất nhiều thời gian để tiêu hóa, trong khi dạ dày của người bị ngộ độc thực phẩm vẫn còn yếu và chưa thể hoạt động tốt như bình thường.

Thực phẩm chứa nhiều proteinThực phẩm chứa nhiều protein

Đồ ăn cay nóng

Những món ăn cay nóng, chứa nhiều bột ớt sẽ khiến đường ruột trở nên nhạy cảm hơn, dễ gặp chứng khó tiêu và lâu phục hồi. Sau ngộ độc thực phẩm, bạn nên kiêng đồ ăn cay nóng để tránh gặp phải những vấn đề về tiêu hóa hay nóng trong người nhé!

Đồ ăn cay nóngĐồ ăn cay nóng

Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Tương tự như thức ăn cay nóng, các món ăn chứa nhiều chất béo và dầu mỡ thường khiến người sau ngộ độc thực phẩm bị khó tiêu, quá trình phục hồi cũng chậm hơn. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế các món chiên rán, bánh, kẹo, socola,...

Thực phẩm chứa nhiều chất béoThực phẩm chứa nhiều chất béo

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ và có tính axit

Thông thường, những thực phẩm chứa nhiều chất xơ và có tính axit như rau xanh, trái cây sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa bệnh táo bón. Tuy nhiên, đối với người sau ngộ độc thực phẩm, chất xơ và tính axit có thể kích thích niêm mạc ruột, từ đó gây ra chứng khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, chuột rút,... Nếu bị ngộ độc thực phẩm trước đó, bạn nên tránh ăn nhiều cam, chanh, bưởi,... trong một khoảng thời gian nhất định.

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ và có tính axitThực phẩm chứa nhiều chất xơ và có tính axit

3 Cách ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm

Rửa sạch trước khi ăn

Các món ăn dù nhà trồng hay mua về cũng cần được rửa sạch để loại bỏ đất cát và vi khuẩn. Rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do không rửa kỹ thực phẩm trước khi nấu hoặc quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh. Chính vì thế, bạn hãy chắc chắn rằng thực phẩm đã được rửa sạch rồi mới bắt đầu nấu ăn.

Đối với thịt cá, bạn nên dùng một ít muối chà lên bề mặt, sau đó rửa sạch lại với nước lạnh. Còn với các loại rau xanh hoặc trái cây, bạn hãy dùng tay hoặc bàn chải mềm chà nhẹ nhiều lần và rửa lại 2-3 lần nước lạnh. Đặc biệt, hãy nhớ rằng trái cây bóc vỏ cũng cần được rửa sạch lớp vỏ ngoài bạn nhé!

Rửa sạch trước khi ănRửa sạch trước khi ăn

Mua thực phẩm vào buổi sáng sớm

Các thực phẩm được bày bán ngoài chợ hoặc siêu thị thường sẽ tươi ngon nhất vào buổi sáng sớm. Lúc này, chúng mới được nhập về nên vẫn còn một độ tươi mới, sạch sẽ nhất định nên bạn và gia đình hãy tranh thủ đi chợ vào lúc sáng sớm nhé!

Mua thực phẩm vào buổi sáng sớmMua thực phẩm vào buổi sáng sớm

Phân loại thức ăn và bảo quản đúng cách

Ít ai biết rằng việc phân loại thức ăn cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Bạn hãy phân chia thực phẩm thành 2 loại là đồ sống và đồ chín, dùng hộp có nắp đậy và để riêng ra bởi đồ sống có rất nhiều vi khuẩn chưa được xử lý.

Ngoài ra, bạn nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh có nhiệt độ đúng theo quy định. Đối với rau củ và trái cây, bạn nên bọc túi rồi cho vào ngăn mát. Còn thịt cá thì hãy cho vào ngăn đông đá để không bị lẫn lộn với rau củ bạn nhé!

Phân loại thức ăn và bảo quản đúng cáchPhân loại thức ăn và bảo quản đúng cách

Nấu chín thức ăn và dùng ngay sau khi nấu

Thực phẩm nấu từ 60-100 độ C sẽ loại bỏ gần như tất cả vi khuẩn độc hại nên bạn cần đun sôi, nấu chín trước khi dùng. Đặc biệt, sau khi nấu xong, các món ăn vẫn còn ấm nóng nên bạn hãy ăn càng sớm càng tốt. Khi để quá lâu, thực phẩm do tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên dễ bị nguội lạnh, ôi thiu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.

Nấu chín thức ăn và dùng ngay sau khi nấuNấu chín thức ăn và dùng ngay sau khi nấu

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc sau ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, kiêng gì cũng như một số cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Hy vọng thông tin do Tip Hay tổng hợp sẽ hữu ích với bạn.

Từ khóa: Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì kiêng gì?sau khi ngộ độc thực phẩm nên kiêng gìsau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gìngộ độc thực phẩm nên kiêng gìngộ độc thực phẩm nên ăn gì