Sai lầm khi chế biến thịt heo
Thịt heo là nguồn thực phẩm quan trọng trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Thế nhưng, không phải ai cũng biết chế biến thịt heo đúng cách dẫn đến rước bệnh vào mình. Cùng tham khảo cách chế biến thịt heo đúng cách ở bài viết này nhé.
Những món ăn chế biến từ thịt heo rất quen thuộc với bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt. Thế nhưng 99% chị em vẫn đang mắc sai lầm khi chế biến, làm thịt heo mất đi vị ngon và dinh dưỡng, đồng thời khiến chúng nhiễm khuẩn. Cùng tham khảo một số sai lầm khi chế biến thịt heo để tránh gây hại cho sức khỏe của gia đình nhé.
1
Chần thịt heo không rửa trước khi luộc
Nhiều bạn vẫn lựa chọn phương pháp chần thịt vì cho rằng như thế sẽ loại bỏ vi khuẩn bám trên thịt. Thế nhưng theo bác sĩ Hoàng Thị Thúy Hà (Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) thịt khi chưa được rửa sạch mang đi chần, sẽ làm các thớ thịt co lại, ngậm nhiều vi khuẩn và chất bẩn hơn.
Tốt nhất bạn nên rửa với muối và rửa sạch qua nhiều lần nước trước khi chế biến.
2
Luộc thịt heo quá kỹ
Các mẹ vẫn luôn cho rằng thịt luộc chín kỹ tốt cho sức khỏe. Nhưng các chuyên gia sức khỏe cho biết thịt luộc trong thời gian dài các axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt chuyển hóa thành các axit amino aromatic.
Trong 12 hợp chất axit amino aromatic, có đến 9 hợp chất có khả năng gây ra ung thư.
Do đó tốt nhất các mẹ chỉ nên luộc thịt vừa chín mềm, đồng thời vớt bỏ đi lớp bọt đầu tiên khi thịt tiết ra.
3
Bảo quản thịt trong ngăn lạnh quá lâu
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, chúng ta không nên bảo quản các loại thịt gia cầm, nhất là thủy sản trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Với các loại thịt thì không nên quá 5 ngày.
Việc bảo quản thịt trong tủ lạnh quá lâu dễ dẫn đến sự phát triển của các loại vi khuẩn, đồng thời làm mất đi chất dinh dưỡng trong thịt.
4
Dùng thớt gỗ đã cũ, mòn
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ thớt gỗ là lựa chọn tốt nhất khi bạn băm cũng như thái thịt. Tuy nhiên một chiếc thớt gỗ sử dụng lâu ngày, bị mài mòn, là nơi ẩn trú rất tốt của các loại vi khuẩn.
Vì vậy tốt nhất bạn nên thay mới chiếc thớt gỗ đã mòn của gia đình. Nhớ là không dùng chung thớt cho thực phẩm sống và chín nhé.
5
Rã đông thịt sai cách
Để tiết kiệm thời gian, nhiều bạn vẫn chọn phương pháp rã đông ở nhiệt độ phòng hoặc trụng với nước nóng. Thế nhưng rã đông ở ở nhiệt độ phòng dễ làm thịt dễ bị ôi thiu, cũng như khi tiếp xúc với nước sôi làm bề mặt thịt cứng, khuếch tán các vi khuẩn.
Tốt nhất bạn nên đặt thịt xuống ngăn mát tủ lạnh từ đêm hôm trước để rã đông. Như vậy thịt sẽ giữ được dưỡng chất. Lưu ý thịt đã rã đông không nên trữ đông lại.
6
Chọc đũa và lật thịt liên tục
Chọc đũa là cách các mẹ vẫn truyền tai nhau để kiểm tra thịt chín. Tuy nhiên bạn đừng quá vội vàng mà chọc đũa và lật thịt liên tục. Bởi như thế chất ngọt trong thịt sẽ liên tục tiết ra ngoài, làm thịt khô và mất đi vị ngon vốn có.
Khi luộc thịt, chờ sau khi nước sôi 5 phút hẵng chọc đũa để xem thịt chín chưa. Nếu thịt chưa chín thì luộc 5 phút nữa là được.
Khi chiên bạn chờ cho thịt vàng một mặt mới bắt đầu lật hay khi kho thịt, chờ mặt thịt săn lại rồi mới lật mặt.
7
Thêm nước lạnh khi luộc
Chẳng may trong quá trình luộc thịt nước cạn đi nhiều, rất nhiều bạn vô tư thêm nước lạnh vào nồi luộc thịt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc này không hề tốt, bởi thêm nước lạnh trong khi thịt ở nhiệt độ cao làm các Protein, Chất béo từ thịt kết tủa, co cứng làm mất đi vị ngon và chất dinh dưỡng từ thịt.
Nếu thêm nước khi luộc tốt nhất bạn nên dùng nước sôi, để tránh tình trạng này xảy ra.
Bạn sẽ quan tâm: