Rượu tỏi có tác dụng gì? Cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh
Tỏi không những là gia vị, hiện hữu trong mỗi gia đình, tỏi còn được đem ngâm rượu để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ tác dụng của rượu tỏi cùng cách ngâm rượu chuẩn bạn nhé!
Ít ai biết tỏi ngoài việc được sử dụng như một loại gia vị, thì chúng còn được xem là một bài thuốc dân gian khi được kết hợp với rượu thì có thể đem đến công dụng hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại bệnh, đặc biệt là viêm xoan. Cùng Tip Hay tìm hiểu cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh thành công ngay tại nhà qua bài viết sau đây.
1
Tỏi có công dụng gì?
Thực sự mà nói thì trong tỏi có rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, vitamin B (từ B1 đến B9), vitamin C và các khoáng chất magie, selenium,...
Khi tỏi được giã hoặc đập giập và mang đi ngâm rượu, các Alliin trong tỏi sẽ hình thành Allicin, chất này có tác dụng kháng sinh, kháng viêm, chống ký sinh trùng, lợi cho tim mạch,..
Nếu bạn sử dụng tỏi đúng cách thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
2
Tác dụng của rượu tỏi là gì?
Tốt cho xương khớp
Chất chống oxy hóa, trong tỏi có công dụng giảm đau và ngăn chặn phản ứng viêm trong cơ thể. Uống rượu tỏi có thể chữa được các bệnh như viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp,...
Vì vậy khi bạn có các triệu chứng như đau, nhức mỏi tay chân, thì nên sử dụng rượu tỏi để khắc phục tình trạng này và tăng cường sức khỏe bạn nhé.
Tốt cho đường hô hấp
Do có tính sát trùng nên rượu tỏi có thể chữa viêm họng rất hiệu quả. Bằng cách dùng rượu để súc miệng hoặc uống một ngụm nhỏ, cổ họng sẽ được làm sạch nhanh chóng. Chính vì thế, tình trạng viêm họng sẽ được thuyên giảm.
Tốt cho tim mạch
Rượu tỏi có tác dụng điều chỉnh huyết áp và giúp ích cho quá trình điều trị xơ vữa động mạch.Tuy nhiên, đối với trường hợp dùng rượu tỏi để điều trị huyết áp trong thời gian dài phải linh động trong việc thay đổi liều lượng.
Bởi vì, tỏi có tính nóng nên người dùng cần giảm liều và phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ để duy trì hiệu quả điều trị.
Tốt cho tiêu hóa
Theo Sức khoẻ và Đời sống, việc uống rượu tỏi mỗi ngày có thể chữa được các chứng ợ chua, khó tiêu và viêm loét dạ dày. Nên sử dụng mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, tình trạng khó tiêu hay ợ chua sẽ không còn.
3
Cách ngâm rượu tỏi tại nhà
20 phút Chế biến
60 phút Dành cho
2 - 3 người
Chuẩn bị nguyên liệu
-
300g tỏi
-
600ml rượu trắng 40 độ (một phần thỏi, hai phần rượu)
-
Chai hoặc lọ sạch (để đựng rượu tỏi)
Cách thực hiện
-
Bước 1 Lấy 300g tỏi bóc vỏ, rửa sạch, ráo nước xong thì xắt thành lát mỏng.
-
Bước 2 Ngâm tỏi vừa xắt vào trong 600g rượu trắng 40 độ, đựng trong chai.
-
Bước 3 Có thể dùng sau 2 tuần, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
4
Lưu ý trong cách ngâm và sử dụng rượu tỏi
Lưu ý trong cách ngâm
Một số trường hợp người ngâm rượu tỏi sẽ thấy tỏi chuyển sang màu xanh. Tỏi ngâm bị xanh thật ra không gây độc cho cơ thể. Tuy nhiên, chất lượng tỏi và lợi ích với sức khỏe sẽ bị giảm đi nhiều so với tỏi ngâm đúng cách.
Các nghiên cứu vẫn chưa lí giải nguyên nhân tỏi ngâm có màu xanh, nhưng người ta cho rằng tỏi ngâm chuyển xanh là do:
-
Giữ nguyên củ và vỏ tỏi khi ngâm.
-
Nồng độ rượu ngâm không đúng (tốt nhất là rượu khoảng 40-45 độ)
-
Dùng tỏi vẫn còn ướt và tỏi còn non các chất trong tỏi non tiết ra, gặp dấm ăn và chuyển màu xanh.
-
Sử dụng tỏi có mầm để ngâm. Vào mùa hè tỏi thường không mọc mầm và sẽ nảy mầm vào mùa đông nên ngâm vào mùa này thì tỏi sẽ chuyển xanh.
Một số mẹo gợi ý để ngâm rượu tỏi không bị ngả xanh:
-
Nên chọn tỏi già, cứng để tỏi ngâm không bị xanh.
-
Để đảm bảo tỏi đủ khô và không bị mọc mầm hay ngả màu khi ngâm, nhiều người thực hiện cách sao tỏi qua lửa (cho tỏi đã bóc vỏ lên chảo đảo đều khoảng 3 phút). Tuy nhiên, cách này khiến tỏi bị mất một số hoạt chất có lợi như allicin và dễ bị cháy tỏi nếu không chú ý.
-
Thay vì sử dụng tỏi nguyên củ, bạn nên cắt đôi, loại bỏ phần mầm xanh, thái lát mỏng hoặc giã nhuyễn sẽ không bị ngả xanh và màu rượu tỏi sẽ tự nhiên hơn.
>>
Tham khảo thêm:
Cách làm tỏi ngâm trắng giòn ăn phở không bị xanh
Tỏi đen bản chất là loại tỏi đã lên men nên dùng ngâm rượu sẽ không bị ngả xanh. Rượu tỏi đen được cho là có hiệu quả hơn tỏi trắng, nhưng giá thành cao hơn. Tỏi đen đem ngâm rượu sau khi đã dùng hết phần rượu, vẫn có thể ngâm tiếp bằng cách cho thêm rượu vào.
Lưu ý trong cách sử dụng
Ngoài những lưu ý trong cách ngâm rượu tỏi, bạn cũng cần phải chú ý một số lưu ý sau khi sử dụng loại rượu này để đạt hiệu quả tốt nhất.
-
Sau khi dùng tỏi hoặc uống rượu tỏi, nên ăn ít trái cây và kết hợp với giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để khử được mùi tỏi.
-
Để chữa bệnh viêm xoang cũng như các bệnh về đường hô hấp một cách hiệu quả nên kết hợp dùng rượu tỏi và vệ sinh đường mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
-
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất, sinh hoạt điều độ khi kết hợp với rượu tỏi sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. Hạn chế sử dụng những thực phẩm cay nóng, dùng chất kích thích…
-
Dùng rượu tỏi ngâm xoa lên chỗ đau, day bóp nhiều lần trong ngày sẽ tốt cho người mắc bệnh viêm khớp.
-
Đối với người có vấn đề hoặc có bệnh về đường tiêu hóa nhẹ như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu thì dùng tỏi sẽ tốt cho hệ tiêu hóa.
-
Trường hợp người bị cao huyết áp khi sử dụng tỏi, rượu tỏi cần phải chú ý điều chỉnh lượng dùng cho phù hợp nếu muốn dùng lâu dài.
-
Người mắt yếu, đang bị đau mắt đỏ, sưng mắt, nóng trong người, mắc bệnh gan, thận nặng, người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng, xuất huyết tiêu hóa không nên dùng rượu tỏi.
-
Trường hợp người đang uống thuốc chống đông máu trước khi sử dụng tỏi chữa bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.
-
Tỏi có tính nóng và kích ứng không nên cho trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai dùng sẽ gây hại.
-
Để việc chữa trị bệnh viêm xoang một cách hiệu quả cần kiên trì sử dụng rượu tỏi đều đặn và áp dụng với liều lượng vừa phải. Rượu tỏi chỉ hỗ trợ chữa viêm xoang khi bệnh còn ở mức độ nhẹ.
-
Còn một vài lưu ý khi sử dụng nữa là không nên dùng rượu tỏi cho trẻ em dưới 3 tuổi, và những người sắp tiến hành phẫu thuật, người mắc bệnh gan, thận, tiểu đường cũng không nên uống, hay người cao tuổi, tiêu chảy thì nên hạn chế hoặc nhờ tư vấn của bác sĩ. Không nên quá lạm dụng rượu tỏi, và nhớ không uống trong khi đói bạn nhé.
Mẹo thực hiện thành công
-
Không nên dùng loại có nồng độ cao hơn hay thấp hơn nồng độ từ 40 độ đến 42 độ, rượu tỏi sau khi ngâm mới có chất lượng tốt và mới có hiệu quả chữa bệnh cao.
- Để chữa bệnh đau nhức, viêm khớp và bệnh về hô hấp hiệu quả, bạn cũng cần có những lưu ý sau: Thứ nhất, uống quá nhiều rượu tỏi, sẽ gây tác dụng phụ.
Liều lượng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 20 giọt trước khi ăn cơm trưa và cơm tối. Thứ hai,
chỉ nên sử dụng tỏi ngâm đủ 14 ngày, lúc này tỏi mới phát huy hết công dụng.
- Đối với người bệnh huyết áp khi sử dụng rượu tỏi chữa bệnh, cần thường xuyên kiểm tra huyết áp trước và sau khi uống rượu. Theo dõi liệu trình uống trong vòng 2 tuần theo liều lượng như đã hướng dẫn, sau đó bạn
nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tham vấn cụ thể chính xác về tình trạng huyết áp của mình.
Như vậy là xong các tác dụng của rượu tỏi rồi đấy, nếu như có mắc các triệu chứng tương tự, thì hãy tận dụng rượu tỏi, nhưng hãy nhớ tận dụng nhưng không lạm dụng. Nếu như có thắc mắc, bạn nên đến bác sĩ để tham khảo và được tư vấn kỹ lưỡng vẫn tốt hơn nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Nguồn: Sức khoẻ và Đời sống
>> Tham khảo thêm:
Cách làm rượu nho đơn giản tại nhà thơm ngon, không lo bị mốc