Rối loạn giấc ngủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Rối loạn giấc ngủ dẫn đến giảm tập trung, thiếu năng lượng và gây nhiều hệ lụy sức khỏe. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu những nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết sau!
Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ, tình trạng này có thể do căng thẳng, bệnh lý hoặc những gián đoạn tạm thời khác gây ra. Dấu hiệu thường gặp bao gồm khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ.
1
Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là một thuật ngữ chỉ những tình trạng bất thường như khó ngủ, ngủ không sâu và khó đi vào giấc ngủ. Tình trạng này về lâu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hiện nay, tình trạng rối loạn giấc ngủ là bệnh ngày càng phổ biến, số lượng người đến thăm khám vì chứng mất ngủ này ngày càng gia tăng. Chứng rối loạn này có thể xảy ra và ảnh hưởng đến bất kỳ ai kể cả trẻ em lẫn người lớn, nhưng nữ giới thường sẽ dễ mắc bệnh hơn.
Bạn có thể dùng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ để kiểm soát bệnh này. Song, hãy tham khảo thêm các ý kiến của bác sĩ để biết thêm những thông tin chi tiết.
2
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, bao gồm:
Dị ứng và các vấn đề về hô hấp
Các tình trạng về dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể khiến cho bạn cảm thấy khó thở vào ban đêm. Một nguyên nhân gây khó ngủ khác là việc không thể hít thở bình thường bằng mũi.
Tiểu đêm
Một nguyên nhân thường gặp làm gián đoạn giấc ngủ và làm cho bạn hay thức giấc vào ban đêm chính là tiểu đêm. Tình trạng này làm mất cân bằng nội tiết tố cũng như các bệnh về đường tiết niệu sẽ khiến cho chứng rối loạn giấc ngủ của bạn nghiêm trọng hơn.
Lưu ý là bạn
nên đi khám ngay lập tức nếu như tình trạng tiểu đêm xảy ra thường xuyên kèm theo chảy máu hoặc đau.
Đau mãn tính
Các bệnh mãn tính như viêm ruột, nhức đầu dai dẳng, đau lưng dưới mãn tính, viêm khớp, hội chứng mệt mỏi mãn tính,… thường gây ra những triệu chứng như khó chịu, cơn đau dai dẳng vào ban đêm khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ. Nó thậm chỉ còn làm cho bạn tỉnh giấc giữa chừng vì cơn đau dai dẳng kéo dài.
Trong một số trường hợp, cơn đau mãn tính còn có thể xảy ra trầm trọng hơn do rối loạn giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những vấn đề liên quan đến giấc ngủ sẽ làm cho chứng đau cơ xơ hóa phát triển phức tạp, khó kiểm soát dẫn đến khó điều trị hơn.
3
Một số loại rối loạn giấc ngủ phổ biến
Trên thực tế, rối loạn giấc ngủ có nhiều loại khác nhau. Các chứng rối loạn giấc ngủ thường dựa trên triệu chứng, nguyên nhân và khả năng tác động đến tâm sinh lí người bệnh để phân loại. Dưới đây là một số loại rối loạn giấc ngủ khá phổ biến:
Mất ngủ: Tình trạng người bệnh khó ngủ, hay thức giữa đêm, ngủ không sâu giấc.
Ngưng thở khi ngủ: Đây là tình trạng trong khi ngủ người bệnh có sự thay đổi nhịp thở bất thường. Biểu hiện thường gặp là ngừng thở hoặc thở thoi thóp trong khoảng từ 10-30 giây và lặp lại nhiều lần trong giấc ngủ.
Hội chứng chân không yên (RLS): Còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom, đây là một chứng rối loạn chuyển động trong khi ngủ. Tình trạng này gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, thôi thúc và cảm thấy bồn chồn khiến người bệnh phải đứng lên di chuyển khi đang cố muốn chìm vào giấc ngủ.
Chứng ngủ rũ: Người bệnh thường mắc phải tình trạng buồn ngủ cực độ vào ban ngày và cảm thấy vô cùng mệt mỏi dễ ngủ thiếp đi mà không hay biết.
Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias): Khi gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ này, người bệnh sẽ có các hành động và cử chỉ bất thường trong lúc đang ngủ. Các hành động này bao gồm mộng du, ác mộng, nói mớ, nghiến răng khi đang ngủ và một số tình trạng khác.
4
Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ
Thông thường, tùy thuộc vào loại rối loạn, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những triệu chứng rối loạn giấc ngủ sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, các chứng rối loạn liên quan đến giấc ngủ thường sẽ có những dấu hiệu và các triệu chứng sau đây:
- Khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm.
- Mệt mỏi, uể oải vào ban ngày.
- Cảm giác thôi thúc cần phải có giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
- Gặp vấn đề về hô hấp.
- Luôn có cảm giác thúc giục phải di chuyển trong khi ngủ và có những hành vi bất thường không chủ ý trong khi ngủ.
- Thường có cảm giác cáu gắt hoặc lo lắng.
- Thiếu tập trung, giảm sút năng suất làm việc.
- Dễ dẫn đến trầm cảm, tăng cân.
Tuy nhiên, các triệu chứng vừa kể trên có thể cũng là một dấu hiệu của một loại bệnh khác. Vì vậy người bệnh cần phải đến bác sĩ thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh.
5
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp thăm khám bác sĩ nếu như bản thân có những dấu hiệu sau đây:
- Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra thường xuyên và kéo dài nghiêm trọng.
- Thường xuyên có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày và dẫn đến năng suất làm việc giảm sút, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bạn.
- Có các triệu chứng như hay thở hổn hển, khó thở hay ngừng thở trong lúc ngủ.
- Xảy ra tình trạng ngủ quên vào những lúc không thích hợp như đang nói chuyện, đang ăn hay trong lúc đi bộ.
6
Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn giấc ngủ và tình trạng sức khỏe mà có có phương pháp điều trị tối ưu.
Một số chứng rối loạn giấc ngủ có thể được điều trị bằng những cách đơn giản, tạo nên thói quen sống lành mạnh và các chế độ ăn uống tốt hơn cho người bệnh.
Tuy nhiên với một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh phải cần dùng đến thuốc hoặc phẫu thuật để cải thiện bệnh. Theo đó, cần phải xác định được nguyên nhân để có các phương pháp điều trị tốt nhất.
Dưới đây là một số phương pháp y khoa thường dùng để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ:
Dùng thuốc trị mất ngủ
- Chất bổ sung melatonin
- Thuốc ngủ
- Các loại thuốc như thuốc dị ứng, thuốc trị cảm lạnh, nghẹt mũi,.. dùng để điều trị các bệnh về vấn đề sức khỏe gây ra chứng rối loạn giấc ngủ.
Sử dụng dụng cụ, thiết bị hỗ trợ
- Thiết bị hỗ trợ hô hấp hoặc phẫu thuật chuyên dùng cho điều trị các chứng ngưng thở trong khi ngủ. Dụng cụ bảo vệ răng miệng cải thiện chứng nghiến răng trong lúc ngủ.
Tạo môi trường ngủ tối ưu
Hãy đảm bảo rằng môi trường ngủ của bạn luôn yên tĩnh và không có tiếng ồn. Hãy sử dụng nút bịt tai hoặc tiếng ồn trắng để cải thiện việc hay tỉnh giấc, mất ngủ vào ban đêm.
Suy nghĩ tích cực
Tránh để bản thân rơi vào tình trạng tiêu cực, lo lắng. Hãy luôn giữ cho tâm trạng thật thoải mái, giải tỏa tâm trí bằng việc đọc sách hay lập danh sách những việc mình cần làm vào buổi chiều tối và luôn sống tích cực.
Không làm những việc khác trên giường ngủ
Tránh tình trạng ăn uống, làm việc hay xem ti vi trong phòng ngủ dẫn đến việc dễ bị phân tâm. Xây dựng các thói quen ngủ lành mạnh: Thiết lập lại đồng hồ sinh học của mình. Tạo thói quen thức dậy sớm và ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Ngừng xem đồng hồ
Chỉ nên sử dụng đồng hồ cho việc báo thức. Tránh tình trạng nằm mãi trên giường ngủ và xem thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Điều này sẽ dễ làm cho bạn có nhiều suy nghĩ và lo lắng.
Tránh ngủ trưa quá lâu
Chỉ nên ngủ trưa khoảng 30 phút, tránh ngủ quá lâu. Không nên ngủ trưa sau 3 giờ chiều.
Tránh các chất kích thích
Không nên sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, soda, ca cao, chocolate, rượu và hút thuốc lá trước khi ngủ. Không nên ăn các loại thức ăn có quá nhiều dầu mỡ và không nên ăn quá no trước khi ngủ.
Tập thể dục thường xuyên
Tạo cho mình thói quen thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Lưu ý, không nên tập thể dục trong vòng 4 giờ trước đi chuẩn bị đi ngủ. Điều này sẽ làm cho bạn thấy khó ngủ hơn.
Tham khảo thêm:
Mất ngủ nên làm gì? Chỉ cần áp dụng vài mẹo nhỏ, bạn có thể chìm trong giấc ngủ ngon và sâu một cách dễ dàng
Trên đây là chia sẻ của Tip Hay về chứng rối loạn giấc ngủ cũng như những nguyên nhân và cách điều trị của nó. Hy vọng bài viết này bổ ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, Vinmec.com