Răng trám có niềng được không? Các phương pháp niềng răng trám
Niềng răng trám được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng Tip Hay tìm hiểu về vấn đề này và các phương pháp niềng răng trám hiệu quả nhé!
Sức khỏe răng miệng là một vấn đề hết sức quan trọng và cần dành một sự quan tâm nhất định, đặc biệt là đối với răng đã trải qua những quá trình xử lý như hút tủy, trám,.. Một trong những vấn đề được nhiều người thắc mắc là liệu răng trám rồi có niềng được không? Phương pháp niềng răng trám nào là an toàn? Cùng Tip Hay tìm hiểu về vấn đề này ngay thôi nào!
1
Răng trám có niềng được không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, do nhu cầu về thẩm mỹ hoặc sở thích cá nhân, có rất nhiều người sau khi trám răng vẫn muốn niềng răng để trông được đều và đẹp hơn. Trên thực tế, theo các chuyên gia, việc niềng răng sau khi đã trám vẫn thực hiện được nhưng phải hết sức cẩn thận. Bởi vì nếu chọn phương pháp niềng răng không phù hợp và tác động quá lớn lên răng sẽ gây nứt vỡ hoặc gãy các răng đã trám. Việc này sẽ làm bệnh nhân tốn nhiều tiền và thời gian để sửa chữa trám răng lại từ đầu.
2
Các phương pháp phù hợp niềng răng trám
Dưới đây là 3 phương pháp niềng răng tốt với mức giá hợp lý và đảm bảo quá trình niềng răng của bạn diễn ra an toàn:
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Giá của gói niềng răng mắc cài kim loại tự buộc này sẽ dao động từ 42 - 50 triệu đồng tùy cơ sở nha khoa. Đây là phương pháp cải tiến của niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, với đặc điểm nổi bật là hệ thống nắp trượt tự động thay cho thun giúp giữ mắc cài chắc chắn hơn. Với phương pháp này, dây cung sẽ trượt một cách tự do trên rãnh mắc cài, tạo ra những tác dụng lực vừa phải và đều đặn trên răng.
Niềng răng mắc cài sứ tự đóng (tự khoá)
Phương pháp niềng răng mắc cài sứ tự đóng khóa sẽ có giá dao động từ 50-58 triệu tùy nhu cầu và cơ sở nha khoa. Đây là phương pháp có những bước khá giống với niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài sứ thông thường. Tuy nhiên, điểm đổi mới của phương pháp này là được làm bằng chất liệu sứ có chốt đóng trượt tự động ngay các rãnh mắc cài, đảm bảo sự chắc chắn hơn các phương pháp sử dụng dây thun thông thường.
Niềng răng không mắc cài Invisalign
Đây là phương pháp đắt đỏ nhất trong ba phương pháp được đề cập với mức giá dao động từ 100-120 triệu đồng. Invisalign được biết là một khay niềng trong suốt, tức là không cần sử dụng mắc cài hay dây buộc thông thường. Đặc biệt, loại niềng răng này được thiết kế theo kích thước răng và hàm của từng bệnh nhân, tùy theo kích thước và chất lượng răng khác nhau mà chi phí của từng trường hợp sẽ khác nhau và cao vượt trội hơn các phương pháp niềng răng thông thường.
3
Những lưu ý khi niềng răng sau trám
Khi xem xét niềng răng sau trám, cần chú ý đến việc chăm sóc răng để tránh bị vỡ hay nứt dẫn tới việc phải trồng răng mới. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần tuân theo:
- Lựa chọn những phương pháp niềng răng phù hợp với sức khỏe răng miệng của bản thân, không gây áp lực quá mức lên răng trám như niềng răng mắc cài kim loại tự động, niềng răng mắc cài sứ tự đóng hoặc niềng răng không mắc cài Invisalign.
- Thực hiện chế độ ăn uống thích hợp, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của niềng răng sau trám. Đừng nên ăn các thức ăn cứng hoặc dai để tránh gây đau và tổn thương cho răng trám.
- Tuân thủ đúng hẹn tái khám với bác sĩ nha khoa để điều chỉnh lực kéo của khí cụ niềng răng một cách an toàn và hiệu quả, đảm bảo quá trình niềng răng sau trám diễn ra đúng kế hoạch.
Trên đây là những thông tin về răng trám có niềng được không? Các phương pháp niềng răng trám hiệu quả mà Tip Hay tổng hợp. Hy vọng rằng bạn sẽ tham khảo và chọn được những phương pháp niềng răng phù hợp với bản thân.
Nguồn: updental.vn