Răng sâu có niềng được không? Cách xử lý răng sâu trước khi niềng răng
Răng sâu có niềng được không là thắc mắc của không ít bạn trước khi bước vào quá trình niềng răng. Hãy cùng Tip Hay tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!
Nhiều bạn có ý định niềng răng nhưng lại vấp phải vấn đề răng bị sâu. Vậy răng sâu có niềng được không? Có cách nào xử lý tình trạng này trước khi niềng không? Cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết các vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Bị sâu răng có niềng răng được không?
Niềng răng là phương pháp làm đẹp được nhiều người lựa chọn để có khuôn mặt ưa nhìn hơn. Các bác sĩ sẽ sử dụng can thiệp nha khoa để điều chỉnh trạng thái răng bị lệch, hô, móm, mọc không đều,…
Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc rằng liệu răng sâu có thể niềng được không. Và theo thực tế, nếu không may bị như vậy, bạn vẫn niềng được. Nhưng trước tiên phải chữa sâu răng trước nhé!
Giải thích vì sao cần chữa sâu răng trước khi niềng, chúng ta có các lý do sau đây:
- Ảnh hưởng lực kéo khi niềng do sâu răng đã phá huỷ mô, làm răng bị yếu hơn so với răng bình thường. Nghiêm trọng hơn, nếu bị sâu nặng, bạn có thể sẽ bị vỡ hoặc gãy răng.
- Ảnh hưởng đến quá trình làm răng của bạn. Răng niềng thông thường, thời gian niềng cũng đã mất một khoảng thời gian đáng kể. Trường hợp bị sâu, nếu lực kéo vô tình làm răng bị gãy sẽ tốn thêm khá nhiều thời gian.
- Răng sâu sẽ gây tình trạng đau buốt. Hơn thế nữa, niềng răng cũng sẽ làm bạn đau và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của bạn. Nên tốt hơn, hãy chữa sâu răng trước rồi mới tìm đến phương pháp niềng răng bạn nhé!
- Bạn sẽ mất nhiều thời gian để niềng, nếu không chữa sâu răng trước, tình trạng răng của bạn sẽ tệ hơn. Bên cạnh đó, nếu không chú trọng vệ sinh, sâu răng có thể sẽ lan ra các răng bên cạnh.
2
Những cách xử lý răng sâu răng trước khi niềng
Trường hợp răng sâu nhẹ
Với tình huống bị sâu răng nhẹ, nha sĩ sẽ khuyên bạn chữa trị trước khi niềng răng. Bước này nhằm đảm bảo sâu răng của bạn sẽ không ảnh hưởng đến các vùng lân cận hay khí cụ.
Bạn có thể tự đánh giá tình trạng sâu răng của mình có nhẹ hay không bằng mắt thường. Tình trạng sâu răng cấp 1 có dấu hiệu xuất hiện các lỗ hỏng nhỏ, màu trắng đục hoặc đen.
Nếu răng mới xuất hiện các lỗ đen li ti, nha sĩ sẽ bổ sung florua cho bạn. Trường hợp nặng hơn một tí, mô sâu sẽ to hơn một tí. Nha sĩ sẽ loại bỏ vết sâu, sau đó hàn trám răng cho bạn. Khi răng đã được chữa và hàn thẩm mỹ, nha sĩ sẽ bắt đầu niềng răng cho bạn.
Trường hợp răng sâu nặng tới tủy
Với trường hợp này, sự mất thẩm mỹ và cơn đau do sâu răng gây ra cũng đủ khiến bạn không muốn chỉnh nha ngay. Hơn thế nữa, nếu sâu đã tới tuỷ răng, cố tình niềng trong khi vẫn chưa điều trị sẽ làm vi khuẩn được thế lan rộng thêm, ảnh hưởng đến các vùng bên cạnh.
Tình trạng sâu răng nặng, trên răng sẽ xuất hiện các mảng đen lớn và sâu. Thậm chí, chúng còn khiến bạn có những cơn đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của khổ chủ.
Nói về cách khắc phục trong trường hợp này, nha sĩ sẽ điều trị tủy rồi bọc răng sứ cho bạn. Đầu tiên, nha sĩ sẽ loại bỏ mô sâu và đánh giá tình trạng tủy. Nếu tình trạng quá nặng, nha sĩ sẽ loại bỏ phần tủy răng đó. Sau đó, tuỳ vào nguyện vọng của khách hàng, nha sĩ sẽ bọc răng sứ rồi tiến hành nền răng cho khách hàng.
Do khi diệt tuỷ, răng sẽ yếu hơn, nếu niềng răng sẽ có rủi ro trong tương lai. Do đó, bọc răng sứ là lựa chọn khá tốt do có độ bền vĩnh cửu và từ đó quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi hơn.
Trường hợp sâu vỡ hết thân răng
Tương tự như trường hợp ở trên, sự mất thẩm mỹ và cơn đau do sâu răng gây ra sẽ khiến bạn không muốn niềng ngay. Với trường hợp này, thân răng bị gãy, vỡ gần hết sẽ không đủ không gian để gắn dụng cụ chỉnh nha vào. Lúc này bạn cần điều trị sâu răng, khôi phục thân răng trước rồi mới tính đến việc niềng.
Chỉ cần nhìn vào mắt thường hoặc dùng trải nghiệm của cơn đau, bạn cũng có thể nhận thức được vấn đề. Để biết răng có rơi vào tình trạng này hay không, như đã nói ở trên, răng bạn sẽ gãy, vỡ và xuất hiện các cơn đau nhức.
Để xử lý tình trạng này, nha sĩ giúp bạn sẽ điều trị tình trạng sâu răng trước. Tuỳ vào trạng thái của bạn, nha sĩ sẽ đánh giá và đưa ra lời khuyên rằng nên nhổ hay bọc sứ. Cuối cùng, tuỳ phác đồ điều trị mà nha sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý thích hợp.
3
Răng trám có niềng được không?
Nếu đã điều trị răng bằng phương pháp hàn trám, bạn vẫn lăn tăn vấn đề có niềng răng được hay không thì hãy yên tâm nhé. Với chất liệu composite tương đối chắc chắn, việc niềng sẽ không thể làm ảnh hưởng đến chiếc răng của bạn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể niềng nếu đã trám răng.
Hơn thế nữa, việc chỉnh nha sẽ kéo cả thân và chân răng di chuyển. Hãy yên tâm vì vết trám răng của bạn sẽ không chịu ảnh hưởng quá nhiều do lực kéo của dụng cụ niềng.
4
Những lưu ý hạn chế sâu răng khi niềng
Để hạn chế sâu răng khi niềng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Có chế độ ăn uống phù hợp: Bạn không nên ăn những thực phẩm nóng quá, lạnh quá hay cay quá, nói không với thuốc lá, đồ uống có cồn. Trước khi ngủ, không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều axit. Thay vào đó, bạn nên bổ sung rau xanh, thực phẩm giàu vitamin C nhằm làm răng nướu khỏe hơn.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Bạn nên sử dụng bàn chải mềm để đánh răng, chú ý các vị trí gắn mắc cài. Tốt nhất, bạn nên làm sạch răng thường xuyên bằng cách kết hợp chỉ nha khoa, nước súc miệng hay nước muối chuyên dụng.
Bài viết trên đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi răng sâu có niềng được không đồng thời đề cập những cách xử lý răng sâu trước khi niềng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Theo dõi Tip Hay để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe răng miệng bạn nhé!
Nguồn: Nhakhoathuyduc.com.vn