Răng bị nhiễm fluor ở trẻ có thể tẩy trắng được hay không?
Tình trạng răng bị nhiễm fluor ở trẻ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy răng bị nhiễm fluor thì có thể tẩy trắng hay không, cùng tìm hiểu nhé.
Fluor là một chất cần thiết cho sự phát triển của răng và đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên lại xảy ra tình trạng răng bị nhiễm fluor, dư thừa fluor dẫn đến răng có màu không đều. Sau đây hãy cùng Tip Hay tìm hiểu xem nguyên nhân của tình trạng này và cách khắc phục nó nhé.
1
Răng bị thừa flour là gì?
Răng bị thừa fluor, hay còn gọi là bị nhiễm fluor là hiện tượng dư thừa fluor ở răng sinh ra trong quá trình hình thành men răng. Khi này, trên răng sẽ xuất hiện các vết trắng loang lổ, không đều gây mất thẩm mỹ. Răng có thể chuyển sang màu vàng hoặc nâu và khi chạm vào bề mặt răng thì có hiện tượng sần sùi.
Tình trạng răng bị thừa fluor thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên. Đây là độ tuổi khi mà răng vừa bắt đầu tiếp xúc với lượng lớn fluor trong thời gian dài.
2
Nguyên nhân gây ra thừa fluor ở răng
Fluor là một khoáng chất cực kỳ cần thiết cho răng, giúp chống sâu răng, bồi đắp men răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả. Fluor thường có trong kem đánh răng, nước sinh hoạt hằng ngày hoặc các loại thực phẩm.
Tuy có lợi ích tốt như vậy nhưng việc thừa fluor lại dẫn đến tình trạng răng không đều màu, răng không còn chắc khỏe như trước. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến như:
- Chế độ ăn uống chưa hợp lý, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều fluor như tôm, cua, nho khô, nước soda,...
- Nước sinh hoạt sử dụng hằng ngày chứa quá lượng fluor cho phép.
- Sử dụng các loại kem đánh răng chứa nhiều fluor.
3
Cách phòng ngừa nhiễm fluor
Răng nhiễm fluor chủ yếu là do thói quen sinh hoạt hằng ngày, vì vậy cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm fluor chính là thay đổi chế độ ăn uống, quan tâm hơn đến sức khỏe răng miệng. Một số cách sau sẽ ngừa nhiễm fluor, bảo vệ sức khỏe cả gia đình như:
- Lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp, thay đổi thực đơn thường xuyên và không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều fluor.
- Chọn các loại kem đánh răng chứa fluor phù hợp với từng giai đoạn và lứa tuổi. Đặc biệt không nên để trẻ em sử dụng kem đánh răng của người lớn.
- Chú ý chải răng xong thì nên súc miệng thật kỹ để tránh lượng fluor còn sót lại bám vào răng.
- Kiểm tra nồng độ fluor trong nước sinh hoạt thường xuyên. Trong đó lượng fluor trong ngưỡng cho phép nằm trong khoảng 0.7 – 1mg/ lít. Khi lượng fluor vượt mức thì bạn nên tiến hành xử lý bằng các phương pháp như chưng cất, lọc RO, thẩm thấu ngược.
Trên đây là những nguyên nhân và cách phòng ngừa hiện tượng răng nhiễm fluor mà Tip Hay muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng bài viết trên đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe gia đình mình.