Quên sổ giun định kỳ khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ
Đối với mỗi người thì sổ giun là một việc cần thực hiện mỗi năm. Tuy nhiên do tâm lý chủ quan, kém hiểu biết mà nhiều người Việt vẫn quên sổ giun định kỳ khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Giun là một loại ký sinh trùng sống ăn bám trong đường ruột. Rất nhiều người đã nhiễm các loại giun như: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn,… bởi tình trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh ăn uống kém. Người lớn thường bị nhiễm giun là do ăn thức ăn không được nấu chín: rau sống, thịt tái, tiết canh, gỏi, thủy hải sản tươi sống,...
Việc nhiễm giun đường ruột gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm, khi số lượng càng nhiều thì khả năng chiếm đoạt chất dinh dưỡng ở ruột non càng lớn. Lâu ngày sẽ gây thiếu hụt vitamin và dưỡng chất, thậm chí sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm hơn.
1
Các loại giun dễ mắc phải nếu quên sổ giun định kỳ
Nhiễm giun nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây là một số tác hại có thể gặp phải khi bị nhiễm giun:
Giun kim
Giun kim là loại dễ mắc phải nhất và sẽ gây ngứa vùng hậu môn. Khi bị như thế, chúng ta thường có xu hướng gãi liên tục khiến rìa hậu môn bị đỏ, thậm chí là sung huyết. Khi nhiễm, chất thải sẽ thường bị nát hoặc lỏng, thỉnh thoảng có máu hoặc chất nhầy. Bệnh còn gây nên tình trạng chán ăn hoặc ăn không tiêu, đau bụng âm ỉ, thỉnh thoảng buồn nôn hoặc nôn thốc khi tình trạng nặng hơn.
Càng để lâu, cơ thể dần dần suy nhược, thần kinh bị kích thích gây khó ngủ. Nguy hiểm hơn, đối với người trưởng thành, chúng có thể gây nên chứng di tinh (ở nam giới) và viêm âm đạo (ở nữ giới). Đặc biệt, ở nữ giới, nó có thể chui vào âm đạo và mang theo vi sinh vật gây bệnh khiến rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, giun kim còn xâm nhập và gây viêm phổi, thực quản, cổ tử cung, viêm ruột thừa, hốc mũi hay thậm chí làm thủng ruột,...
Giun đũa
Khi nhiễm bệnh, chúng sẽ chui vào đường hô hấp gây ngạt thở, tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột,… Tất cả những biến chứng trên có thể dẫn đến tử vong.
Giun móc
Giun móc rất nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Đây là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai, sinh non. Lâu ngày, chúng ta khó tránh khỏi nguy cơ bị suy tim.
Bên cạnh đó, bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm giun sán. Thông thường, chúng sẽ ký sinh trong đường ruột, thế nhưng từng có rất nhiều trường hợp bị ký sinh cả trong các bộ phận khác như: não, cơ, phổi, gan,... dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cũng từng có nhiều trường hợp giun vào phổi gây ho kéo dài, ở ruột gây tắc ruột, gây tắc mật vàng da khi chui vào ống mật,…
Ngoài các giun trên, còn có giun tóc có thể gây sa trực tràng hoặc bị giun lươn bò dưới da.
Trứng giun có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi trong cuộc sống của chúng ta. Khi ăn đồ ăn không đảm bảo an toàn, môi trường sống kém vệ sinh,... thì hoàn toàn có thể đưa trứng giun vào cơ thể, từ đó sinh ra giun ký sinh trong các bộ phận.
2
Cách phòng ngừa khi nhiễm giun
Nên sổ giun định kỳ 2 – 3 lần/năm theo khuyến cáo của Bộ Y Tế (thông thường để dễ nhớ, mọi người sẽ chọn ngày 06/01 và 01/06).
Dùng thuốc uống thì phải đúng liều lượng. Một trong các loại thuốc tẩy giun được Bộ Y tế khuyến cáo là thuốc có chứa hoạt chất Mebendazole. Với trẻ nhỏ thì có thể lựa chọn loại có nhiều hương vị, dễ uống.
Nếu có thành viên trong gia đình bị nhiễm giun thì nên luộc sôi quần áo, chăn màn cho cả nhà để diệt mầm bệnh và không sử dụng những vật dụng cá nhân chung.
Tạo thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Làm sạch thực phẩm đúng quy trình và nấu chín kỹ thức ăn.
Nếu người nhiễm giun đang bị sốt, viêm gan, viêm thận, bệnh cấp và mãn tính hay phụ nữ có thai thì không nên dùng thuốc tẩy giun mà phải đến ngay bệnh viện hoặc các trung tâm y tế chẩn đoán.
Hy vọng qua bài viết trên, mọi người sẽ thay đổi cách nhìn và tập thói quen sổ giun định kỳ cho bản thân và gia đình ngay nhé. Tuy đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu ta chủ quan, không điều trị kịp thời thì sẽ gây nên những hậu quả khó lường.