Tip hay

Quế Cassia và quế Ceylon là gì? Lợi ích và sự khác biệt

Quế Cassia và quế Ceylon là gì? Lợi ích và sự khác biệt

Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết về quế Cassia và quế Ceylon là gì, lợi ích và sự khác biệt của 2 loại quế này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Quế là một loại gia vị rất phổ biến và ngày càng được nhiều người quan tâm bởi công dụng của nó đối với sức khỏe. Bài viết dưới đây Tip Hay sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về 2 loại quế phổ biến nhất hiện nay là quế Cassia và quế Ceylon cũng như những lợi ích và sự khác biệt của nó nhé!

1 Quế là gì?

Quế là lớp vỏ được lấy ra từ phần thân của cây quế có tên khoa học là Cinnamomum.

Sau khi khô, lớp vỏ quế này sẽ được cán thành dạng que hoặc nghiền nát thành bột mịn để sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là dùng để làm gia vị nấu ăn hoặc làm thuốc trong y học.

Quế là gì?Quế là gì?

Quế có mùi thơm rất đặc trưng nhờ hợp chất Cinnamaldehyde. Trong đời sống, tinh dầu quế cũng thường được sử dụng như một chất chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn.

Quế thường được phân thành 2 loại với hàm lượng tinh dầu, màu sắc và mùi vị khác nhau là quế Cassia và quế Ceylon.

2 Quế Cassia và quế Ceylon là gì?

Quế Cassia là gì?

Quế Cassia hay còn gọi là quế đơn, có nguồn gốc từ cây Cinnamomum cassia ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Cây quế Cassia cao tới 10 - 15m. Lá cứng, khá dài và có màu hơi đỏ khi còn non. Khi già, vỏ quế Cassia sẽ chuyển từ màu xám sang màu nâu đỏ thẫm, được sử dụng chủ yếu để làm tinh dầu hoặc gia vị.

Quế Cassia có nguồn gốc từ cây Cinnamomum cassiaQuế Cassia có nguồn gốc từ cây Cinnamomum cassia

Vì chứa khoảng 95% hợp chất Cinnamaldehyde nên quế Cassia có hương vị cay nồng, đắng hơn một số loại quế thông thường.

Quế Ceylon là gì?

Quế Ceylon hay còn gọi là quế Tích Lan, quế thật, có nguồn gốc từ cây Cinnamomum verum ở khu vực Sri Lanka và các vùng phía nam của Ấn Độ.

Đây là loại quế được đánh giá cao về hương vị, có giá thành đắt nên thường không phổ biến trên thị trường.

Quế Ceylon có nguồn gốc từ cây Cinnamomum verumQuế Ceylon có nguồn gốc từ cây Cinnamomum verum

Vỏ quế Ceylon thường khá mềm, có màu nâu hơi đậm và vị ngọt nhẹ, ít đắng bởi nó chỉ chứa khoảng 50 - 63% hợp chất Cinnamaldehyde.

Quế Ceylon thường được sử dụng để làm rượu vang đỏ hoặc làm thuốc trong y học. Ngoài ra tại Ấn Độ, quế Ceylon còn được sử dụng trong pha trà để tăng hương vị.

3 Lợi ích của Quế Cassia và quế Ceylon là gì?

Lợi ích của quế Cassia

Giảm lượng đường trong máu

Thông qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng quế Cassia có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, giúp TriglycerideCholesterol trong máu hạ thấp. Từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Theo Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp (NCCIH), sử dụng quế là biện pháp kiểm soát đường huyết lâu dài ở người bệnh đái tháo đường.

Ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Theo các nhà khoa học, vỏ quế Cassia có chứa chiết xuất CEppt. Đây là một chiết xuất có thể ngăn ngừa hoặc giảm các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Chính vì vậy, quế Cassia cũng được sử dụng trong các liệu pháp điều trị bệnh Alzheimer.

Quế Cassia có tác dụng ngăn ngừa bệnh AlzheimerQuế Cassia có tác dụng ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Giảm cân

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition, quế Cassia có tác dụng làm giảm hàm lượng chất Insulinchất béo. Từ đó, có khả năng giúp giảm cân.

Lợi ích của quế Ceylon

Điều trị bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, quế Ceylon có tác dụng làm giảm lượng đường và Cholesterol trong máu, tăng độ nhạy Insulin từ đó cải thiện các dấu hiệu chuyển hóa liên quan đến kháng Insulin.

Nhờ vậy, quế Ceylon thường được sử dụng như một vị thuốc trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Giúp kiểm soát huyết áp

Hoạt chất Axit cinnamic có trong quế Ceylon có tác dụng chống viêm, giảm căng thẳng cho tim cũng như giữ huyết áp ở mức ổn định.

Quế Ceylon có tác dụng kiểm soát huyết ápQuế Ceylon có tác dụng kiểm soát huyết áp

Chống ung thư

Quế Ceylon chứa các chất chống oxy hóa, có khả năng tăng cường hoạt động enzyme từ đó có thể ngăn ngừa hoặc điều trị một số loại ung thư.

Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo trước với bác sĩ để được tư vấn kỹ càng về liều lượng cũng như cách sử dụng.

4 Sự khác biệt của quế Cassia và quế Ceylon

Nhờ chứa hàm lượng hợp chất Cinnamaldehyde ít hơn nên quế Ceylon có vị cay nhẹ hơn xen lẫn chút vị ngọt. Chính vì vậy, quế Ceylon thường được ưa chuộng sử dụng trong các món tráng miệng bằng quế và các món ăn nhẹ hơn quế Cassia.

Quế Cassia có hàm lượng chất Coumarin khá cao, khoảng 1% Coumarin trong khi quế Ceylon chỉ chứa 0,004%. Đây là một chất có khả năng gây ung thư, gây tổn thương thận, gan và phổi.

Sự khác biệt của quế Cassia và quế CeylonSự khác biệt của quế Cassia và quế Ceylon

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng đúng liều lượng và không quá thường xuyên thì hàm lượng chất Coumarin trong quế sẽ không gây quá nhiều tác hại cho sức khỏe bạn.

Để nhận biết và phân biệt 2 loại quế này, bạn có thể quan sát phần vỏ bên ngoài của quế. Bởi vỏ quế Cassia không đều và khá dày còn vỏ của quế Ceylon thường mỏng, tạo thành nhiều lớp khi cuộn lại và dễ gãy hơn.

Trên đây là những thông tin về quế Cassia và quế Ceylon là gì cũng như lợi ích và sự khác biệt của 2 loại quế này. Hy vọng bạn sẽ tìm hiểu và áp dụng loại quế này trong đời sống.

Nguồn: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống

Từ khóa: Quế Cassia và quế Ceylon là gì? Lợi ích và sự khác biệtKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh