Tip hay

PrEP là gì? Những điều cần biết về PrEP trong việc phòng chống HIV

PrEP là gì? Những điều cần biết về PrEP trong việc phòng chống HIV

Là một biện pháp mới trong y học, PrEP có thể giúp điều trị dự phòng trước khi phơi nhiễm HIV và giảm nguy cơ mắc bệnh lên đến 90%.

Là một loại thuốc mới trong nền y học hiện đại ngày nay, PrEP được đánh giá rất cao về khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm và phòng trừ bệnh HIV. Hôm nay, Tip Hay sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về PrEP qua bài viết sau nhé!

1 PrEP là gì?

Giới thiệu về PrEPGiới thiệu về PrEP

Được viết tắt từ cụm từ Pre-Exposure Prophylaxis trong tiếng Anh, PreP mang ý nghĩa là phương pháp điều trị dự phòng trước khi phơi nhiễm HIV, hay giải thích cách cụ thể hơn đó là việc sử dụng thuốc kháng HIV dành cho những cá nhân chưa bị âm tính với HIV nhưng mang nguy cơ cao về lây nhiễm HIV.

Với sự kết hợp của 2 loại dược phẩm có khả năng kháng virus là 200mg Emtricitabine (FTC) và 300mg Tenofovir Disoproxil (TDF), PrEP sẽ giúp ngăn cản sự xâm nhập và nhân nhiều lên của virus gây HIV, từ đó bản sao mới của virus không được tạo thành và hạn chế sự lây nhiễm HIV.

2 Cơ chế bảo vệ của thuốc PrEP

Cơ chế bảo vệ của thuốc PrEPCơ chế bảo vệ của thuốc PrEP

Thông thường khi khi xâm nhập vào cơ thể, virus hay vi khuẩn gây bệnh sẽ được ngăn chặn, tiêu diệt bởi một tế bào đặc biệt trong hệ miễn dịch gọi là T-CD4. Thế nhưng khi virus HIV đi vào người, chúng sẽ vô hiệu hóa khả năng bảo vệ, phá lớp bao bọc T-CD4 mà tự nhân lên hàng tỷ bản sao.

Lâu dần, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ trở nên suy yếu và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể mỗi khi xuất hiện bệnh dịch. Thế nhưng với thuốc PrEP, tế bào T-CD4 sẽ được bảo vệ, không bị tiếp xúc với enzym - chất xúc tác sinh học giúp virus HIV sinh ra bản thể mới và từ đó giúp cơ thể được giảm nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này.

3 Đối tượng nên cân nhắc sử dụng PrEP

Nói chung, đối tượng nên cân nhắc sử dụng PrEP chính là những đối tượng đang có nguy cơ bị lây nhiễm HIV cao, trong đó cụ thể là các đối tượng:

Đối tượng nên cân nhắc sử dụng PrEPĐối tượng nên cân nhắc sử dụng PrEP

  • Người có quan hệ tình dục không an toàn với người từng tiêm chích ma túy, từng sử dụng dụng cụ tiêm chích hoặc người đã, đang mang nguy cơ lây nhiễm HIV cao hoặc thậm chí đang mắc HIV nhưng không biết.
  • Người đã và đang có quan hệ tình dục đối với cùng một người trong khoảng thời gian 6 tháng.
  • Người đã và đang tự tiêm thuốc cũng như dùng dụng cụ tiêm chích.
  • Người được chẩn đoán là đang bị bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường quan hệ tình dục như lậu, mụn rộp sinh dục, giang mai,...

Ngoài ra, các đối tượng khác như những nhóm người có quan hệ tình dục đồng giới, người bán dâm hay cả những trẻ em vị thành niên, phụ nữ sống ở những khu vực mang tỷ lệ mắc bệnh HIV cao cũng được xem là đối tượng nên cân nhắc sử dụng PrEP.

4 Cách sử dụng PrEP

Hiện nay, muốn sử dụng PrEP, bạn cần phải có sự chỉ định của bác sĩ và dùng theo một trong 2 cách sau đây:

Cách sử dụng PrEPCách sử dụng PrEP

  • Uống mỗi ngày: Được sử dụng cho tất cả những ai có nguy cơ lây nhiễm HIV và mang hiệu lực lên đến 95%. Ngoài ra, theo Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, PrEP còn có thể được uống hằng ngày như một cách đề phòng HIV đối với các khu người mang nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Uống theo tình huống (ED-PrEP): Thường sẽ được chỉ định cho những ai quan hệ tình dục đồng giới nam và chỉ uống trung bình dưới 2 lần/tuần. Đồng thời, việc uống theo cách này cần đảm bảo chỉ sử dụng thuốc trong khoảng 2 - 24 giờ trước khi người đó quan hệ tình dục.

Xét về bản chất, PrEP thực tế chỉ là thuốc kháng virus có thành phần gồm TDT/FTC hoặc TDF/3TC như nhiều loại thuốc hằng ngày. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của thuốc, bạn nên uống liên tục 2 viên đối với liều đầu tiên trước khi quan hệ tình dục, sau đó tăng dần thời gian lên sau 24h khi uống liều thứ 3 và sau 48h khi uống liều thứ 4.

5 Tác dụng không mong muốn của PrEP

Tác dụng không mong muốn của PrEPTác dụng không mong muốn của PrEP

Cho đến nay, người từng sử dụng PrEP vẫn không gặp phải phản ứng nghiêm trọng nào cả. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp được ghi nhận người uống thuốc PrEP có thể bị chóng mặt, đau nhức đầu, cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,...

Tuy nhiên, các tác dụng này đều sẽ biến mất sau một vài tuần uống thuốc, thế nhưng nếu trong trường hợp tình trạng này vẫn kéo dài không thuyên giảm thì bạn cần đi gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, người sử dụng PrEP cũng cần đi kiểm tra lại sau mỗi 3 tháng để đảm bảo cơ thể vẫn đủ sức khỏe và không bị lây nhiễm HIV.

6 Những lưu ý khi sử dụng PrEP

Khi sử dụng PrEP để phòng trừ HIV, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Đối với người có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường máu hoặc quan hệ tình dục đường âm đạo: Tác dụng bảo vệ của PrEP chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi dùng đủ và liên tục 21 ngày thuốc ARV, ngoài ra vẫn phải uống PrEP hết 28 ngày kể từ lần cuối phơi nhiễm.
  • Đối với người nam khi quan hệ tình dục đồng giới qua hậu môn: Chỉ hiệu quả tối đa sau 7 ngày uống PrEP liên tục hoặc uống 2 viên TDF/FTC trước quan hệ tình dục 2 - 24 tiếng, đồng thời vẫn phải uống PrEP 2 ngày sau lần cuối quan hệ.

Một số lưu ý chung khác khi sử dụng thuốc PrEPMột số lưu ý chung khác khi sử dụng thuốc PrEP

Bên cạnh đó, người sử dụng PrEP cũng cần lưu ý những điều chung sau:

  • PrEP nhìn chung vẫn chỉ là một phần trong tổng chiến lược dự phòng HIV và không thể dự phòng các bệnh như lậu, sùi mào gà, giang mai, viêm gan B, viêm gan C,… vì thế để đạt được hiệu quả thì người quan hệ tình dục vẫn cần sử dụng bao cao su đúng cách.
  • PrEP phải được uống theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Các phản ứng phụ sau khi uống PrEP có thể bao gồm chóng mặt nhẹ, buồn nôn, tiêu chảy,… và sẽ dứt sau 1 - 2 tuần, nếu triệu chứng kéo dài thì bạn cần liên hệ bác sĩ để được khám lại và tư vấn.

7 Một số câu hỏi thường gặp về PrEP

Một số câu hỏi thường gặpMột số câu hỏi thường gặp

PrEP có phải là vắc xin không?

Vắc xin là một dung dịch kích thích hệ miễn dịch sinh ra kháng thể để chống lại bệnh nhiễm trùng nào đó trong thời gian lâu dài. Ngược lại, PrEP lại là sự kết hợp giữa 2 loại thuốc kháng virus để dự phòng việc phơi nhiễm HIV và cần phải uống mỗi ngày. Vì thế, PrEP không phải là vắc xin.

Khi nào dừng sử dụng PrEP?

Khi không còn nguy cơ bị lây nhiễm HIV, không muốn phải uống thuốc hằng ngày hoặc khi các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống của bạn, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về việc ngừng uống PrEP cũng như để nhận được sự tư vấn các biện pháp dự phòng bệnh khác.

Có nên chọn dùng PrEP tình huống (ED-PrEP)?

Theo WHO - Tổ chức Y tế Thế giới năm 2019, người thuộc trường hợp quan hệ tình dục nam đồng giới trung bình dưới 2 lần/tuần được khuyên dùng PrEP tình huống để phòng trừ HIV cách an toàn, hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn nên xin tư vấn cụ thể từ bác sĩ để chắc chắn rằng bản thân phù hợp trong việc sử dụng PrEP dự phòng, đồng thời nhận được sự tư vấn rõ ràng nếu bạn muốn chuyển sang sử dụng PrEP hằng ngày sau này hoặc ngược lại.

Thuốc PrEP giá bao nhiêu? Mua thuốc PrEP ở đâu?

Thuốc PrEP hiện chỉ bán ở một số phòng khám uy tínThuốc PrEP hiện chỉ bán ở một số phòng khám uy tín

Hiện nay, chỉ có một số phòng khám uy tín mới cung cấp thuốc PrEP chính hãng như phòng khám đa khoa Galant, nhà thuốc Hồng Nhung,... với mức giá khoảng 500.000 - 600.000/hộp 20 viên.

Trên đây là chi tiết thông tin về PrEP trong phòng chống HIV. Hy vọng với bài viết này của Tip Hay, bạn sẽ bỏ túi thêm nhiều thông tin bổ ích về một phương pháp đề phòng lây nhiễm HIV thật hiệu quả nhé!

Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y Tế, Báo Sức khỏe & Đời sống

Từ khóa: PrEP là gì? Những điều cần biết về PrEP trong việc phòng chống HIVprep là gìuống prep là gìđiều trị prep là gìcách sử dụng prepđối tượng sử dụng preplưu ý khi sử dụng prep