Phụ nữ sau sinh ăn kem được không? Cần lưu ý những gì?
Kem mát lạnh, thơm ngon là thực phẩm mà ai cũng muốn thưởng thức vào ngày hè oi bức. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh có thể ăn kem không? Cần lưu ý những gì khi ăn?
Với những nơi có thời tiết oi bức thì kem là món ăn vặt vô cùng hấp dẫn. Không chỉ thơm ngon mà còn giúp đánh bay đi cái nóng và mang đến cảm giác mát lạnh sảng khoái. Vậy, phụ nữ sau sinh có thể ăn kem không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1
Mẹ sau sinh ăn kem được không?
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Khi ăn kem, các vi mạch máu và dạ dày ruột gặp lạnh sẽ co thắt đột ngột, từ đó dẫn đến tình trạng tiết dịch vị, chức năng tiêu hóa giảm, khiến cho các mẹ bỉm sau sinh mắc đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy,...
Đối với các mẹ bị viêm dạ dày, đường ruột,... thì hành động ăn kem sau sinh sẽ càng làm cho hệ tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
Gây đau đầu
Kem là một trong những thực phẩm mà các chuyên gia khuyến cáo các mẹ bỉm sau sinh cần từ bỏ hoàn toàn. Độ lạnh của kem sẽ kích thích niêm mạc vòm họng, khiến cơ vùng mặt đầu bị thu lại, co thắt động mạch thái dương. Lúc này, mạch máu giãn nở tạo nên sự đối lập nên sẽ gây nên đau đầu.
Tình trạng đau đầu do ăn kem có thể chỉ diễn ra vài phút nhưng không nên vì thế mà chủ quan. Vì với những người có thể trạng yếu, tình trạng có thể triển biến nặng, nguy hiểm hơn và cần nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
Ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp
Thể trạng của phụ nữ sau sinh vô cùng yếu ớt, đặc biệt là ở các bộ phận như niêm mạc mũi, hầu khí quản.
Những bộ phận này nhạy cảm và dễ bị xung huyết nếu các mẹ tiêu thụ đồ lạnh. Từ đó sẽ dẫn đến giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm họng. Tình trạng có thể trở nên nặng hơn, khiến các mẹ mắc phải nhiễm trùng đường hô hấp, viêm amidan.
Trong lúc này, không chỉ có người mẹ bị ảnh hưởng mà còn có tác động không tốt đến các bé. Vì thể trạng của các mẹ không đủ khỏe để cân bằng dinh dưỡng và năng lượng khiến cho nguồn sữa cùng cấp cho con sẽ không đảm bảo chất lượng và đầy đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển của con.
Gây hại cho răng miệng
Sau sinh nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến cho răng trở nên yếu hơn và dễ bị ê buốt. Việc ăn kem vào khoảng thời gian này không chỉ không giúp ích mà còn khiến tình trạng nhức răng, ê buốt chân răng trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây hỏng men răng.
Cảm giác này có thể sẽ kéo dài tận về sau. Cho nên các mẹ hãy kiêng ăn kem nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Giảm sức đề kháng
Kem có nhiệt độ thấp vì thế khi ăn cơ thể sẽ phải dùng nhiều lượng nhiệt hơn để hóa giải, từ đó khiến mẹ thiếu hụt năng lượng. Đồng thời cũng khiến khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút, cơ thể yếu ớt và dễ nhiễm bệnh.
Giảm lưu thông máu
Ăn kem sau sinh còn khiến giảm lưu thông máu. Cơ thể yếu ớt sau sinh gặp phải khí lạnh từ kem một cách đột ngột làm co mạch máu, khiến quá trình lưu thông máu giảm. Quá trình lưu thông máu trì trệ sẽ khiến các mẹ dễ mệt mỏi, uể oải, chóng mặt.
Gây tăng cân
Khi mang thai, hầu hết phụ nữ sẽ tăng tối thiểu 10kg và con số này cũng sẽ không giảm ngay sau khi sinh. Lúc này, việc thường xuyên tiêu thụ kem nói riêng hoặc các thực phẩm nhiều đường và chất béo nói chung sẽ khiến mẹ gặp tình trạng tăng cân mất kiểm soát, gây khó khăn cho quá trình lấy lại vóc dáng sau này.
2
Sau bao lâu thì mẹ có thể ăn kem?
Một số chuyên gia dinh dưỡng từng chia sẻ rằng, vào những tháng đầu sau sinh nở, các mẹ bỉm cần kiêng đồ lạnh, bao gồm cả kem, càng lâu càng tốt. Việc tiêu thụ quá nhiều kem sau sinh sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng khó có thể bắt phụ nữ bỏ hẳn món ăn vặt này.
Các mẹ bỉm có thể thưởng thức món kem yêu thích của mình trở lại sau khi cơ thể đã hồi phục và hệ miễn dịch trở nên tốt hơn, khoảng 3 tháng sau khi sinh. Đây là mốc thời gian nhanh nhất sau khi vượt cạn mà các mẹ có thể ăn kem trở lại nhằm bảo đảm cho sức khỏe của mẹ và bé.
Nhưng với trường hợp sức khỏe không tốt, cơ địa yếu và lâu hồi phục thì hãy kiêng ăn kem nói riêng và đồ lạnh nói chung đến tháng thứ 5, thứ 6 sau sinh.
Tuy nhiên, mẹ bỉm không nên dùng kem quá thường xuyên, tốt nhất chỉ nên ăn kem từ 1-2 lần mỗi tuần. Đồng thời, mẹ bỉm cũng cần quan sát các biểu hiện của con nếu mẹ ăn kem. Nếu bé có các dấu hiệu như đi ngoài nhiều, phân lỏng,... mẹ cần ngừng việc tiêu thụ kem cho đến khi bé cai sữa.
3
Những lưu ý khi mẹ sau sinh ăn kem
Sau khi qua thời gian ở cữ, phụ nữ sau sinh có thể thưởng thức món kem yêu thích. Tuy nhiên, để có lợi hơn cho sức khỏe của mẹ khi vẫn còn trong giai đoạn cho con bú. Các mẹ bỉm cần ghi nhớ những lưu ý sau:
- Tránh ăn kem nếu mắc các vấn đề sức khỏe ở hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, sau sinh.
- Khi nhiệt độ không khí quá thấp hoặc vừa đi nắng về, các mẹ sau sinh không nên ăn kem nhằm tránh tình trạng sốc nhiệt.
- Không tiêu thụ kem nếu cơ thể đang trong tình trạng thừa cân. Ăn kem liên tục trong một thời gian dài có thể dẫn đến béo phì.
- Không ăn kem lúc bụng đói vì dễ gây lạnh và đau bụng. Đồng thời cần tránh ăn kem trước bữa ăn vì có thể khiến cơ thể tăng cảm giác no, từ đó giảm cảm giác ngon miệng khi ăn bữa chính.
- Không ăn kem vào sáng sớm để tránh buốt đầu và không ăn kem hay thực phẩm lạnh trước khi ngủ vì dễ đầy bụng, khó vào giấc.
Trên đây là bài viết về phụ nữ sau sinh ăn kem được không và cần lưu ý những gì. Hy vọng đã giúp bạn khám phá được nhiều thông tin hữu ích và thú vị thông qua bài viết này.
Nguồn: Monkey Việt Nam