Tip hay

Phụ huynh nên phơi nắng cho bé đến mấy tháng tuổi thì ngừng?

Phụ huynh nên phơi nắng cho bé đến mấy tháng tuổi thì ngừng?

Tắm nắng là cách đơn giản nhất giúp trẻ tổng hợp vitamin D một cách tự nhiên. Vậy cha mẹ nên phơi nắng cho bé đến mấy tháng tuổi? Cùng đọc bài viết này để giải đáp ngay nhé!

Phơi nắng sớm giúp cơ thể trẻ sản xuất đủ vitamin D, chữa bệnh vàng da sơ sinh, cho da trẻ tiếp xúc với ánh nắng có thể giảm còi xương, nhất là trong giai đoạn sơ sinh. Hơn nữa, ánh sáng mặt trời tiêu diệt vi khuẩn, vì vậy nó cũng có thể giúp điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh. Vậy nên phơi nắng cho bé đến mấy tháng tuổi thì ngừng, cần lưu ý khi phơi nắng? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1 Phụ huynh phơi nắng cho bé đến mấy tháng tuổi?

Trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào nói về độ tuổi mà trẻ có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để tổng hợp vitamin D, đặc biệt ở trẻ sơ sinh.

Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, từ 7 đến 10 ngày sau khi em bé chào đời, cha mẹ có thể bắt đầu tắm nắng cho em bé. Thời điểm tốt nhất để cho trẻ tắm nắng là từ 6h-8h sáng và sau 17h chiều, tùy theo thời điểm trong năm. Lúc này ánh nắng không chói chang, tia hồng ngoại và tia cực tím tương đối yếu, phù hợp và an toàn, cơ thể bé dễ hấp thụ, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Ngoài ra, tắm nắng sau 5h chiều sẽ giúp bé hấp thụ canxiphotpho trong cơ thể một cách tốt nhất. Hai thành phần này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của xương.

Cha mẹ cũng cần lưu ý không cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 đến 16 giờ. Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm nên ánh nắng gắt và tia UV mạnh trong thời gian này có thể gây tổn thương cho trẻ.

Không cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 đến 16 giờKhông cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 đến 16 giờ

2 Tắm nắng cho trẻ thế nào cho đúng?

Ngày đầu tiên, tức là 7-10 ngày sau sinh, mẹ chỉ để lộ một phần da của trẻ rồi để trẻ trong bóng râm khoảng 10 phút. Bạn cũng làm như vậy trong hai ngày tiếp theo, tăng lên 20 phút vào ngày thứ 2 và 30 phút vào ngày thứ 3.

Ngày thứ 4, mẹ cho bé mặc áo che kín mặt, mắt, hở từ chân và tắm thân trước 5 phút, thân sau 5 phút. Trong vài ngày tới, bạn có thể cho đùi, bụng và ngực của bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn, tăng thêm 5 phút mỗi ngày, nhưng không quá 30 phút mỗi ngày.

Cha mẹ có thể tắm nắng cho trẻ một đợt kéo dài khoảng 10 ngày. Bé nên nghỉ 15-20 ngày trước khi bắt đầu lại. Đối với bé dưới 1 tháng tuổi, mẹ không cần bế bé ra ngoài mà có thể ẵm bé ra gần cửa sổ vào buổi sáng, mở kính hoặc rèm cửa để da bé tiếp xúc với ánh nắng.

Vào những ngày lạnh, tốt nhất nên cho trẻ ra ngoài nắng trong khoảng thời gian từ 15 giờ chiều đến 17 giờ chiều. Điều này là do không khí sẽ lạnh hơn vào buổi sáng, điều này có thể khiến con bạn dễ gặp các vấn đề về hô hấp. Ngược lại, vào mùa hè, hãy ưu tiên tắm nắng vào sáng sớm để bé không bị chói nắng.

Mẹ chỉ để lộ một phần da của trẻ rồi để trẻ trong bóng râm khoảng 10 phútMẹ chỉ để lộ một phần da của trẻ rồi để trẻ trong bóng râm khoảng 10 phút

3 Lưu khi khi tắm nắng cho trẻ

  • Cha mẹ nên chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, trong lành, sạch sẽ, kín gió và ít bụi bẩn để cho trẻ tắm nắng.
  • Khi tắm nắng cho trẻ, cha mẹ nên cởi bỏ hết quần áo trên người trẻ và che kín gáy, mắt, bộ phận sinh dục của trẻ để hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt, mắt, đầu của trẻ.
  • Trong khi tắm nắng cho bé, mẹ có thể trò chuyện, xoa bóp, vuốt ve bé để bé cảm thấy thoải mái và gần gũi với mẹ hơn. Nếu trẻ cần vừa bú mẹ vừa tắm nắng thì mẹ cũng có thể tạo điều kiện cho trẻ.
  • Bắt đầu bằng cách phơi chân bé dưới ánh nắng mặt trời và từ từ di chuyển chúng qua lưng, bụng và ngực của bé.
  • Nếu da bé ửng đỏ hoặc có dấu hiệu bất thường sau khi tắm nắng, cha mẹ nên ngừng tắm nắng để theo dõi. Nếu tình trạng da của bé không cải thiện sau vài ngày, hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra.
  • Cha mẹ nên tạm thời ngưng phơi nắng khi bé bị ốm hoặc cảm lạnh. Nếu muốn tiếp tục, bạn cần mặc quần áo cho bé thật kĩ đến mức chỉ lộ ra bắp chân, đùi và cánh tay. Ngoài ra, tránh để bé tiếp xúc với gió lạnh.
  • Sau khi tắm nắng, cha mẹ nên lau khô mồ hôi và cho bé uống thêm nước.

Lưu khi khi tắm nắng cho trẻLưu khi khi tắm nắng cho trẻ

Trên đây đã trả lời cho câu hỏi phụ huynh nên phơi nắng cho bé đến mấy tháng tuổi thì ngừng? Hy vọng thông tin sẽ hữu ích và giải đáp được nỗi băn khoăn của bạn.

Nguồn: Vinmec

Từ khóa: Phụ huynh nên phơi nắng cho bé đến mấy tháng tuổi thì ngừng?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh