Tip hay

Phụ huynh cần lưu ý gì khi sử dụng phương pháp tự nhiên trị ho cho trẻ

Phụ huynh cần lưu ý gì khi sử dụng phương pháp tự nhiên trị ho cho trẻ

Nhiều phụ huynh thường áp dụng phương pháp tự nhiên trị ho cho con, tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý những gì để không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ?

Thời tiết giao mùa rất dễ khiến các bé nhỏ gặp phải những tình trạng bệnh như ho, sổ mũi,... Hôm nay, hãy cùng Tip Hay điểm qua một số lưu ý khi phụ huynh sử dụng phương pháp tự nhiên trị ho cho trẻ nhé!

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Những cách sau đều chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bất kỳ cách nào bạn đều phải hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia uy tín trước khi áp dụng nhé!

1 Thời điểm nên đưa trẻ đến bệnh viện

Thời điểm nên đưa trẻ đến bệnh việnThời điểm nên đưa trẻ đến bệnh viện

Theo ông Anh Nguyễn, bác sĩ dinh dưỡng tại Anh, đồng thời là chuyên gia tư vấn y học bộ gen và Phó Tổng Biên Tập cho tạp chí Harvard Public Health Review thuộc Đại học Harvard, nếu trẻ xuất hiện tình trạng ho, sổ mũi dai dẳng hoặc những biểu hiện bất thường khác trong hơn 4 tuần thì con cần được đưa đi khám bệnh kỹ hơn.

Bên cạnh đó, theo lời chia sẻ của bác sĩ Klass trên tờ New York Times, một trong những phương thuốc tốt nhất giúp giảm cơn ho cho các bé nhỏ đó là phải giúp trẻ cảm thấy thoải mái, cần uống đủ nước và có thể sử dụng những thực phẩm để chữa trị như cam, mật ong,... nhằm giúp cơn ho được thuyên giảm cách tự nhiên.

2 Cách giúp trẻ giảm ho bằng phương pháp tự nhiên an toàn

Làm siro ho từ dứa

Làm siro ho từ dứa giúp giảm ho cho trẻ cách tự nhiênLàm siro ho từ dứa giúp giảm ho cho trẻ cách tự nhiên

Theo tiến sĩ Goldman thuộc bệnh viện BC Children’s Hospital tại Canada, mật ong có thể hỗ trợ giảm cơn ho về đêm của các bé từ 1 tuổi trở lên, đồng thời khi được kết hợp với gừng (có tính kháng khuẩn cao) và dứa, chanh (2 loại trái cây giàu vitamin C cùng chất chống oxy hóa tự nhiên) thì sẽ càng làm tăng hiệu quả của phương pháp này hơn nữa.

Các nguyên liệu cần dùng để làm siro ho từ dứaCác nguyên liệu cần dùng để làm siro ho từ dứa

Với thành phần gồm ½ trái dứa loại lớn, 25g gừng tươi, ½ trái chanh và 3 muỗng canh mật ong, bạn có thể làm siro ho từ những nguyên liệu này theo các bước như sau:

  • Bước 1 Đầu tiên, bạn cho dứa và gừng đã rửa sạch, sơ chế vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
  • Bước 2 Kế đó, bạn đun hỗn hợp vừa xay sinh tố trên mức lửa nhỏ cho sôi, sau đó để yên khoảng 5 phút.
  • Bước 3 Tiếp đến, bạn cho hỗn hợp lọc qua rây, cho thêm 3 muỗng canh mật ong cùng nửa trái chanh vào dung dịch dịch rồi trộn đều.
  • Bước 4 Cuối cùng, bạn cho dung dịch vừa trộn vào một hộp thủy tinh có nắp đậy, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong khoảng 5 ngày.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phương pháp này chỉ được áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều dùng khoảng 2.5ml/lần, uống 4 lần/ngày và sau khoảng 4-5 ngày thì đờm cùng cơn ho sẽ được cơ thiện.

Massage đúng cách cho bé

Theo tiến sĩ Suzanne thuộc bệnh viện Chester tại Anh Quốc, massage vừa có thể làm giảm stress, vừa đồng thời giúp không khí bên trong phần ngực của bé được lưu thông thoải mái hơn. Do đó, nhằm làm suy giảm chứng ho và nghẹt mũi của bé, cha mẹ có thể thực hiện massage cho con theo động tác sau:

Massage đúng cách giúp giảm ho cho trẻ cách tự nhiênMassage đúng cách giúp giảm ho cho trẻ cách tự nhiên

  • Động tác 1: Cha mẹ áp 2 bàn tay lên ngực bé, vẽ 1 vòng tròn quanh ngực, sau đó di chuyển xuống dưới bụng rồi day xoa và đi thẳng lên phần ngực trở lại.
  • Động tác 2: Cha mẹ dùng 10 ngón tay bấm nhẹ lên phần ngực của bé, ngoài ra nên thể hiện biểu cảm vui cười như đang chơi đùa với con trong lúc thực hiện, từ đó giúp bé thoải mái và hỗ trợ sự lưu thông không trong cơ thể trẻ tốt hơn.

Với các đối tượng bé từ 6 tuần tuổi trở lên hoặc bắt đầu có dấu hiệu của triệu chứng ho, cảm, bạn nên tiến hành massage như trên cho bé với tần suất khoảng 6 lần/đợt và 2-3 đợt/ngày, đồng thời cần lưu ý thực hiện trong điều kiện ánh sáng mờ, không làm chói mắt bé cũng như con phải đang trong trạng thái vui vẻ, thoải mái nhất.

3 Lưu ý khi sử dụng phương pháp tự nhiên để trị ho cho trẻ

Lưu ý khi sử dụng phương pháp tự nhiên để trị ho cho trẻLưu ý khi sử dụng phương pháp tự nhiên để trị ho cho trẻ

Để điều trị triệu chứng ho hiệu quả, an toàn, phụ huynh cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng phương pháp tự nhiên để chữa ho cho trẻ:

  • Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi: Nên cho con đi bệnh viện thăm khám nếu việc ho làm con gặp khó khăn trong việc ngủ, đồng thời không được tự ý áp dụng thuốc hay bất kỳ phương pháp tự nhiên, phương pháp chưa được chứng minh khoa học để tránh gây hại cho trẻ.
  • Đối với trẻ từ 3 - 12 tháng tuổi: Vì bé dưới 1 tuổi không nên được sử dụng mật ong hay thực phẩm có chứa mật ong, bạn chỉ cần cho trẻ ở độ tuổi này uống nước ấm khi con có triệu chứng ho thông thường.
  • Đối với trẻ từ tuổi trở lên: Với khoảng tuổi này, bạn có thể cho con uống siro dứa tự làm như trên, tuy nhiên chỉ nên sử dụng để hỗ trợ làm giảm tình trạng ho ở nhà, không dùng hằng ngày và cùng không thể thay thế các loại thuốc đã được chuyên gia sức khỏe tư vấn.

Trên đây là các cách hỗ trợ điều trị cùng lưu ý khi phụ huynh sử dụng phương pháp tự nhiên chữa ho cho trẻ. Hy vọng với bài viết này của Tip Hay, cha mẹ sẽ sớm làm giảm tình trạng ho ở bé cũng như từ đó giúp con được ngày càng khỏe mạnh hơn nhé!

Nguồn: Báo điện tự Phụ nữ Việt Nam

Từ khóa: Phụ huynh cần lưu ý gì khi sử dụng phương pháp tự nhiên trị ho cho trẻKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh