Phong tục cúng cô hồn ở các quốc gia khác có giống ở Việt Nam không?
Tháng 7 được gọi là “ tháng cô hồn" bởi nó mang đến nhiều vận xui, vào tháng 7 người dân thường tổ chức các nghi thức cúng bái để xua đi xui xẻo. Vậy, đối với các quốc gia khác thì phong tục cúng cô hồn có giống như Việt Nam ta không?
Cô hồn là gì? Theo tín ngưỡng của người Việt Nam cho rằng những người chết oan, vướng nghiệp trần nên không thể đầu thai thì linh hồn của họ sẽ phải đi lang thang, không nơi nương tựa, chịu đói khát và quậy phá người khác. Những linh hồn này được gọi là “ cô hồn".
Cúng cô hồn chính là nghi thức để cúng bái những linh hồn còn lang thang, chết oan,... với mục đích an ủi, cứu đói và mong muốn xua đuổi vận xui, không còn bị những linh hồn này quậy phá và ngược lại còn được họ phù hộ cho gia đình.
1
Phong tục cúng cô hồn ở Việt Nam như thế nào?
Người Việt Nam sẽ tổ chức nghi thức cúng cô hồn từ ngày 2-16 tháng 7 âm lịch. Thường lệ, chúng ta có thể cúng bái cô hồn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày nhưng theo quan niệm của người Việt nếu cúng vào ban ngày thì tác động của ánh sáng sẽ làm cho các linh hồn bị yếu đi không thể với tới những đồ vật mà mình cúng tế. Vì thế, nghi thức cúng được cúng vào chiều hoặc tối là thích hợp nhất.
Để tiến hành nghi thức cúng thì trước hết bạn phải chuẩn bị các thứ cần thiết cho mâm cúng như: Gạo, nhang, đèn cày, giấy tiền vàng mã, bánh kẹo,...Sau khi chuẩn bị mâm cúng cô hồn xong thì nên đặt mâm cúng ở trước cửa nhà, ngoài trời hoặc hành lang tuyệt đối không được đặt trong nhà với mục đích không tạo điều kiện cho các linh hồn vào nhà sẽ dẫn đến nhiều xui xẻo cho gia đình.. Cách cúng cô hồn không đơn thuần là đốt một nén hương là kết thúc. Để hoàn tất nghi thức bạn cần phải biết cách khấn cô hồn và kèm theo đó là phải đọc một bài văn khấn.
>> Bài văn khấn cô hồn rằm tháng 7 chuẩn nhất, tránh rước vong vào nhà
Khi nghi thức này diễn ra, bạn cần phải biết một số điều nên làm hoặc không nên làm vào thời điểm cô hồn này để tránh trường hợp mang đến cho mình nhiều điều xui xẻo.
>> 17 điều kiêng, cấm kỵ trong tháng cô hồn
Ngoài nghi thức cúng cô hồn ra thì một thứ không thể thiếu đó chính là hoạt động giật cô hồn, nếu mâm cúng của bạn được nhiều người đến tranh giật thì đó biển hiện cho sự may mắn. Thế nên đây cũng là một hoạt động được nhiều người hưởng ứng vào thời điểm này.
>> Nghi thức cúng cô hồn, cúng cô hồn giờ nào và cách khấn cúng cô hồn
2
Phong tục cúng cô hồn ở các quốc gia khác như thế nào?
Trung Quốc
Cúng cô hồn cũng là một tín ngưỡng tâm linh khá phổ biến tại Trung Quốc. Quốc gia này tương đối khá giống với phong tục cúng cô hồn của người Việt. Người Trung Quốc xem ngày 15 tháng 7 là ngày quan trọng nhất - ngày ma quỷ được quay trở lên dương thế. Thế nên, vào ngày 15/7 người Trung Quốc cũng sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng bàn gia tiên và mâm cúng các linh hồn cũng nhằm mục đích an ủi những người còn lang thang chưa được siêu thoát và cầu cho gia đình bình an và hạnh phúc. Mâm cúng của người Trung Quốc thường gồm nhiều món truyền thống như: mâm ngũ quả, bánh mè, giấy vàng mã,... tùy theo điều kiện khác nhau của mỗi gia đình thì mâm ngũ quả sẽ khác nhau.
Những điều kiêng kị của người Trung Quốc vào buổi tối của ngày cô hồn đó là: không đi chơi một mình, không nên chụp ảnh, không nên mua sắm hoặc kinh doanh, không nên giết sâu bọ, côn trùng.
Một số điểm khác so với phong tục cúng cô hồn của người Việt: Vào tháng cô hồn họ thường đi xem những tiết mục kịch ngoài trời với nội dung của các vở nhạc kịch ca ngợi những linh hồn, thần linh cũng như tạo niềm vui cho các vong hồn đã khuất. Đến ngày cuối cùng của tháng cô hồn thì người Trung Quốc diễn ra buổi thả đèn xuống các dòng sông với quan niệm là ánh sáng sẽ dẫn đường cho các linh hồn được trở về cõi âm. Một điều không thể thiếu trong phong tục cúng cô hồn của người Trung Quốc đó là tắm bằng lá cây tươi với mục đích thanh tẩy cơ thể vì không muốn những cô hồn đi theo về nhà.
Nhật Bản
Ở Nhật, tháng cô hồn được gọi là lễ Obon (có nghĩa là treo ngược lên) với mong muốn giúp cho các linh hồn thoát khỏi cảnh bị đày đọa, hành hạ ở cõi âm và theo Phật giáo thì với ý nghĩa nhớ đến ông bà tổ tiên của người còn sống.
Vào những ngày lễ Obon (ngày 14,15, 16 tháng 7) người Nhật thường dành thời gian để ở cạnh người thân trong gia đình của mình. Về nghi thức cúng thì họ chuẩn bị mâm lễ khá kỹ lưỡng, các món ăn chỉ được làm từ nguyên liệu chính là bột và các món ăn được chế biến với hình dạng và màu sắc khá đẹp mắt vì họ muốn thể hiện sự kính trọng đối với bề trên.
Ở mỗi địa phương của Nhật Bản thì sẽ có nghi thức cúng cô hồn khác nhau và họ thường diễn ra các hoạt động tập thể như tổ chức các khu mua sắm, hội chợ để nhiều người có thể đến tham quan và giải trí.
Nhật Bản vào đêm cô hồn cũng có hình thức thả đèn với mong muốn soi đường cho ma quỷ trở về cõi âm. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây chính là hình dạng đèn, nếu đèn Trung Quốc có dạng bông tròn nhiều màu sắc, Việt Nam có hình hoa sen, riêng đèn của Nhật Bản thì có dạng hình trụ vuông làm bằng khung tre và giấy cứng với mục đích giúp cho đèn lâu tắt và không bị rã. Ngoài việc đốt đèn thì người Nhật còn có nghi lễ dâng lửa, lễ được thực bằng cách đốt lửa ở 5 dải trên ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng một giờ để các linh hồn có thể soi rõ đường quay trở về.
Hàn Quốc
Đất nước này, vào ngày rằm tháng 7 thì họ không gọi là tháng cô hồn mà gọi là ngày Bách Chủng với ý nghĩa là 100 hạt ngũ vì đây là thời điểm có thể thu hoạch nhiều loại rau củ quả trong năm. Đây cũng được xem là lễ Vu Lan của người Hàn Quốc.
Ý nghĩa của ngày này cũng giống với các quốc gia khác đó là đều thể hiện lòng biết ơn, báo hiếu và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, một số hoạt động và nghi thức lại khác so với các nước đó là làm cơm nấu rượu, ăn uống thỏa thuê và khua chiêng gõ trống thổi kèn cùng nhau vui ca hát nhảy múa. Về phía các gia chủ thì mua sắm quần áo mới cho những người làm trong nhà mình. Theo nguồn trang thegioidisan cho biết: “Ở một số vùng khác của Hàn Quốc, người ta còn có tập tục là mời rượu người ở những nhà có sản lượng thu hoạch lớn nhất và đề cử họ là một “Trạng nguyên nông nghiệp”. Người này sẽ được bôi mặt đen, khoác áo tơi dorongi, đội nón sậy satgat và cưỡi bò đi quanh làng. Nếu người ở đó là trai chưa vợ hay là ‘gà trống nuôi con’ thì còn được gả cho các cô, các bà vừa lứa, và được tặng cả đồ gia dụng".
Singapore
Đất nước này cũng có phong tục cúng cô hồn tương đối khá giống với các nước Châu Á khác cũng có thắp hương, đốt vàng mã cúng tổ tiên và các linh hồn nhưng mâm cúng và nghi thức của họ khá đơn giản.
Người Singapore cũng có những điều kiêng kỵ vào tháng này đó chính là không chuyển nhà, không chuyển văn phòng hay công ty vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến các linh hồn đang trú ngụ và họ sẽ nổi giận, cũng không được giết côn trùng, sâu bọ và không mặc đồ màu đỏ vì như thế sẽ giúp cho linh hồn ma quỷ bám theo.
Một điều khác giống với Trung Quốc đó là đi xem nhạc kịch vào buổi tối. Tuy nhiên, hàng ghế đầu tiên họ sẽ bỏ trống để dành cho các linh hồn ngồi xem cùng. Một phong tục hoàn toán khác so với các nước đó chính là tục đốt hình nhân vào đêm cô hồn. Hình nhân này được làm bằng giấy có hình thù giống như người thật bởi người Singapore cho rằng đốt hình nhân với mục đích mang đến người bạn để cùng tâm sự với những người đã khuất.
Một số quốc gia khác
Ở Malaysia: Vào tháng 7 họ cũng có nghi thức cúng tế các vong hồn còn lang thang như Việt Nam bởi theo quan niệm dân gian của người Malaysia cho rằng, những vong hồn này dễ làm điều ác trong 30 ngày khi địa ngục mở cửa nên con người thường không được may mắn. Để an ủi, giúp đỡ những vong hồn đó, người Malaysia thường thắp nhang trên bàn thờ và đốt giấy cúng ngoài đường.
Ở Campuchia: Tháng cô hồn của họ sẽ rơi vào tháng 9 dương lịch hằng năm. Một trong những ngày lễ quan trọng theo lịch tôn giáo Khmer thì trong tháng 9 có lễ Pchum Ben, ngày lễ sẽ kéo dài trong vòng 15 ngày. Người dân Campuchia sẽ mặc quần áo trắng, tập trung tại chùa để tưởng nhớ tổ tiên, cũng như cúng dường phẩm vật lên chùa để các chư tăng “gửi” cho các linh hồn của người đã khuất vì người Campuchia tin rằng, khoảng thời gian diễn ra lễ hội, các linh hồn sẽ tìm đến những người thân còn sống của mình để chuộc lại những lỗi lầm từ kiếp trước của họ.
Ở Hong Kong: Lễ cúng cô hồn đây cũng được tổ chức theo phong tục của người Trung Quốc vì có số lượng người sinh sống ở đây khá lớn được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, người Hong Kong có cách cúng cô hồn riêng. Họ cúng cô hồn trong cả tháng 7 âm lịch, vào dịp này người dân tập trung ở công viên, quảng trường, ven sông hay một vùng đất rộng để cúng tế tổ tiên, cô hồn, những bóng ma lang thang trên đường. Họ sẽ đốt hương, vàng mã và phân phát gạo miễn phí, thậm chí biểu diễn nhạc kịch hoặc chiếu phim để phục vụ, tạo niềm vui cho các hồn ma.
Bài viết trên Tip Hay đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin chi tiết giúp bạn hiểu hơn về phong tục cúng cô hồn của các quốc gia trên thế giới có gì giống và khác so với phong tục cúng cô hồn của Việt Nam chúng ta. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu như bạn có ý kiến đóng góp nhé!