Phòng rạn da khi mang thai
Trong thời gian mang thai, sự phát triển nhanh của em bé sẽ khiến da của mẹ không kịp đàn hồi. Từ đó dẫn đến tình trạng rạn da, gây mất tự tin đặc biệt ở những mẹ có tuổi còn trẻ. Lưu ý về chế độ ăn cũng như luyện tập sẽ giúp mẹ phòng tránh được tình trạng này.
Rạn da
Rạn da là kết quả của lớp biểu bì, Collagen cùng các cấu trúc tế bào giúp tạo đàn hồi cho da bị phá vỡ.
Biểu hiện:
- Cảm giác nóng, ngứa, có bạn lại có cảm giác như bị kim chích tại vùng da sắp bị rạn.
- Tùy theo sắc tố da vết rạn sẽ có màu sắc khác nhau như hồng, nâu đỏ... Theo thời gian vết rạn có thể biến mất, chuyển màu trắng đục, hay tệ hơn là thâm tím như vết sẹo.
Nguyên nhân:
- Tăng cân đột ngột, trường hợp này xảy ra nhiều ở cả nam lẫn nữ. Khi tăng cân với tốc độ nhanh chóng, ở khoảng thời gian ngắn, chứ không chỉ riêng mẹ bầu.
- Bé phát triển quá nhanh, tế bào da không kịp co giãn hình thành vết rạn.
- Di truyền từ mẹ sang con. Việc này đồng nghĩa nếu mẹ của bạn có vết rạn thì khi tăng cân hay có bé bạn cũng sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng này.
- Da có dấu hiệu lão hóa, khả năng đàn hồi thấp. Nếu mẹ sinh bé từ 35 tuổi trở về sau, khả năng rạn da càng tăng cao.
Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn đa dạng dưỡng chất, sẽ giúp mẹ đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời giúp hạn chế được tình trạng rạn da.
- Vitamin: Các loại Vitamin A, C, E giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong. Đặc biệt ngay khi mẹ cảm nhận có dấu hiệu của rạn da, thì Vitamin C sẽ giúp phục hồi cấu trúc tế bào nhanh chóng. Mẹ nên thường xuyên sử dụng các loại trái cây vị chua như nho, cam...
- Omega-3: Tăng sức dẻo dai, độ đàn hồi, giúp làn da của mẹ luôn căng mịn. Mẹ có thể hấp thụ omega-3 từ cá, hải sản hoặc dầu cá.
- Protein: Là phần quan trọng của da và cơ bắp. Protein cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng làn da, tăng khả năng đàn hồi. Đồng thời chúng cũng giúp hình thành, duy trì và phục hồi tế bào nhanh chóng.
- Nước: Giúp giữ độ ẩm, hạn chế hình thành vết rạn. Thay vì sử dụng kem dưỡng ẩm, phòng rạn da, thì mẹ nên uống 2 lít - 2,5 lít nước mỗi ngày.
Vận động và kiểm soát cân nặng
Như đã nói ở trên nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng rạn da là do cơ thể nhanh chóng, tăng cân đột ngột. Do vậy mẹ nên đảm bảo dinh dưỡng cho bé, nhưng vẫn kiểm soát được cân nặng.
- Loại bỏ tư tưởng khi mang thai phải ăn cho cả 2 người. Việc cố ăn nhiều không làm mẹ và bé khỏe, ngược lại tăng cân quá nhanh sẽ ảnh hưởng xấu cho cả hai.
- Ăn đủ dinh dưỡng, theo dõi cân nặng theo đúng lời khuyên của bác sĩ. Đảm bảo dinh dưỡng chủ yếu hấp thụ vào bé.
- 30 - 60 phút thể dục mỗi ngày sẽ giúp da mẹ tăng độ đàn hồi, đồng thời kiểm soát cân nặng rất tốt. Yoga cho mẹ bầu với những động tác nhẹ nhàng sẽ phù hợp cho mẹ bầu.
Kem chống rạn da
Khá nhiều mẹ truyền tai nhau về sản phẩm chống rạn da được bày bán rộng rãi trên thị trường. Nếu muốn sử dụng chúng mẹ nên lưu ý những điểm sau:
- Chọn mua sản phẩm từ thương hiệu uy tín, thành phần 100% tự nhiên.
- Đa số sản phẩm chỉ có tác dụng ban đầu giúp giảm cảm giác nóng, ngứa trên da, chứ không hoàn toàn chống được tình trạng rạn nếu mẹ chỉ sử dụng chúng.
- Chưa có thông tin chính xác nào về công dụng của các loại sản phẩm này.
- Khả năng kích ứng da, đối với mẹ có làn da mẫn cảm.
Tùy theo cơ địa của từng người khi đang mang thai mà vết rạn có xuất hiện hay không. Do đó mẹ nên theo dõi chế độ ăn, luyện tập thể dục nhằm tăng cường sức khỏe cả mẹ và bé vừa ngừa tình trạng rạn da.
xem thêm: Những cách giúp "xoá tan" rạn da sau sinh bằng các loại thực phẩm
Thông tin tham khảo: eva.vn, marrybaby.vn