Tip hay

Phố Ông Đồ 2022: Văn hóa ông Đồ xưa trên đường mai vàng

Phố Ông Đồ 2022: Văn hóa ông Đồ xưa trên đường mai vàng

Ông đồ là những người học sinh đã thi qua 3 kì thi đỗ Tú Tài. Hình ảnh ông đồ trong bài "ông đồ" của Vũ Đình Liên được tái hiện lại ở phố ông đồ TP.HCM. Cùng khám phá ngay nhé!

Hình ảnh ông đồ tuy không còn xuất hiện phổ biến như xưa, nhưng vẫn mang đậm giá trị truyền thống văn hóa được nhiều người mong muốn lưu giữ.

Giờ đây, mỗi dịp Tết đến xuân về, hình ảnh ông đồ xưa lại được tái hiện tại phố ông đồ TP.HCM, bạn có thể ghé qua để xin chữ hay chụp vài tấm hình làm kỉ niệm. Cùng Bách hóa tìm hiểu kĩ hơn về ông đồ qua bài viết sau nhé!

1 Ông Đồ là ai?

Trong nền khoa cử Nho học xưa kia của nước ta, người nào đã thi cả 3 kỳ thi đỗ Tú Tài, thì được mọi người hay gọi là ông đồ.

Những sinh đồ đậu những kỳ thi ở cấp thấp hay thi không đỗ, chưa được nhà nước quân chủ và phong kiến trọng dụng làm quan, nên họ phải ở nhà ôn luyện để thi ở kỳ thi cao hơn, hay viết chữ thuê, dạy học chữ Nho để kiếm sống qua ngày nên còn gọi là thầy đồ.

Ông đồ là người đã thi cả 3 kỳ thi đỗ Tú TàiÔng đồ là người đã thi cả 3 kỳ thi đỗ Tú Tài

Bên cạnh việc dạy học, trong những ngày Tết, các thầy đồ càng bận rộn hơn bởi mọi người sẽ đến xin chữ, bởi người Việt có truyền thống xin chữ, rước chữ, thờ chữ,...đây là một việc thiêng liêng, được cả người xin chữ và cho chữ trân trọng.

Tuy nhiên, kể từ khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ thì chữ Nho đã không còn được coi trọng, sử dụng nhiều như trước, nên ngày Tết ít người chơi chữ, và hình ảnh ông đồ ngày càng hiếm thấy hơn.

2 Ông đồ trong bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên

Vũ Đình Liên được nhiều người biết đến là một trong những nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới với nhiều tác phẩm hay. Trong số đó, nhiều học sinh đều quen thuộc và biết đến bài thơ ông đồ do ông sáng tác.

Vũ Đình Liên nổi tiếng với bài thơ ông đồVũ Đình Liên nổi tiếng với bài thơ ông đồ

Bài thơ ông đồ

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực Tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Đọc đoạn đầu của bài thơ, bạn có thể thấy tác giả muốn truyền tải hình ảnh đẹp về ông đồ, một nét văn hóa giá trị truyền thống của dân tộc. Hình ảnh ông đồ cùng mực Tàu, giấy đỏ, ngồi viết chữ thuê trên phố vào mỗi năm hoa đào nở dường như đã trở nên quen thuộc.

Đoạn sau đó, tác giả lại bày tỏ niềm thương xót và luyến tiếc dành cho ông đồ, bởi hình ảnh của ông đồ trong thời "hoàng kim" ngày nào, giờ đã dần bị mai một và chỉ còn trong ký ức của nhiều người.

Bài thơ bày tỏ niềm thương xót và luyến tiếc dành cho ông đồBài thơ bày tỏ niềm thương xót và luyến tiếc dành cho ông đồ

3 Phố Ông Đồ 2022 ở Nhà văn hóa Thanh niên TP. HCM

Tiểu cảnh Tết bán hàng handmade

Nếu là người sinh sống tại Sài Gòn, thì ắt hẳn bạn sẽ biết đến phố ông đồ trước khu vực Nhà Văn hóa Thanh niên Quận 1, đây có thể coi là một “đặc sản” của ngày Tết tại Sài Gòn, được nhiều người đến check in nhộn nhịp, đông đúc mỗi dịp Tết đến xuân về.

Các tiểu cảnh mang đậm không khí ngày Tết được dựng lên, các gian hàng bán quà tặng thủ công xinh xắn, chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao,...cùng nhiều hoạt động khác được tổ chức.

Khung cảnh đẹp mắt nhiều người check in tại phố ông đồKhung cảnh đẹp mắt nhiều người check in tại phố ông đồ

Tục xin chữ - Ông Đồ cho chữ

Đặc biệt, không chỉ có những ông đồ già áo the khăn xếp, mà còn có những ông đồ, bà đồ trẻ mặc áo dài, khăn đóng ngồi cho chữ, trở thành một nét đặc trưng nơi đây. Điều này giúp tái hiện lại hình ảnh của ông đồ xưa kia, cũng như tục cho chữ, xin chữ.

Hình ảnh ông đồ cho chữ tại Nhà Văn hóa Thanh niênHình ảnh ông đồ cho chữ tại Nhà Văn hóa Thanh niên

Ngày nay, ông đồ tại Nhà Văn hóa Thanh niên không chỉ cho chữ Hán, mà còn có thể cho chữ Quốc ngữ viết theo lối thư pháp, thể hiện được phong cách riêng, sự phóng túng trong ý tưởng và cẩn trọng trong việc bồi giấy chọn bút.

Đường mai vàng ngày Tết

16 giờ chiều ngày 16/01/2022, đường mai chào xuân 2022 mới chính thức mở cửa nhưng từ sáng sớm đã có không biết bao nhiêu lượt người trẻ tìm đến để chụp hình. Với nhiều góc sống ảo cực đẹp, đường mai vàng tại Nhà Văn hoá Thanh niên đã thu hút nhiều bạn trẻ xúng xính áo dài váy hoa đến chụp hình checkin.

Ngoài đường mai dọc phố ông đồ ngay trước mặt tiền Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM thì vườn mai và những tiểu cảnh các làng nghề truyền thống, mô hình chợ nổi trên không vô cùng độc đáo được bố trí, sắp xếp rất dụng công bên trong sân 4A hứa hẹn sẽ là điểm đến mà không một bạn trẻ nào muốn bỏ qua vào những ngày cuối năm tết đến, xuân về.

Đường mai vàng ngày TếtĐường mai vàng ngày Tết

Địa chỉ: Số 4 Đường Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM
Thời gian mở cửa: Từ 19g00 ngày 16/01/2022 - 12g00 ngày 31/01/2022

Trên đây là những thông tin về ông đồ xưa, cũng như hình ảnh ông đồ được tái hiện tại phố ông đồ TP.HCM cho bạn tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Từ khóa: Phố Ông Đồ 2022: Văn hóa ông Đồ xưa trên đường mai vàngông đồông đồ vũ đình liênphố ông đồ 2022ông đồ giàông đồ ngày tết