Phô mai feta là gì? Lợi ích của phô mai feta đối với sức khoẻ
Phô mai feta là một trong những thực phẩm được săn đón nhất hiện nay. Cùng Tip Hay tìm hiểu lý do khiến phô mai feta trở nên hấp dẫn qua bài viết sau nhé!
Phô mai feta đang nhận được nhiều sự yêu thích của không ít người dùng trong nước. Vậy phô mai feta thật sự là gì? Có lợi ích như thế nào với sức khỏe? Cùng Tip Hay tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
1
Phô mai feta là gì?
Phô mai feta là loại phô mai nổi tiếng xuất xứ từ Hy Lạp. Chỉ những thành phẩm được sản xuất từ một vài vùng đất nhất định của vương quốc này mới được công nhận đạt tiêu chuẩn và được dán nhãn phô mai feta do đã được nhận chứng chỉ bảo hộ xuất xứ POD.
Sở dĩ loại phô mai này đặc biệt như vậy là do chúng được sản xuất từ sữa của những con cừu hoặc dê được chăn thả hoàn toàn tự nhiên. Môi trường tại những vùng này cũng là một yếu tố quan trọng mang lại hương vị độc đáo, không thể lẫn vào đâu của phô mai feta.
2
Giá trị dinh dưỡng của phô mai feta
Hàm lượng dinh dưỡng có trong phô mai rất tốt cho sức khỏe chúng ta nếu được sử dụng hợp lý, áp dụng vào chế độ dinh dưỡng bổ sung vào cơ thể hàng ngày.
Theo đánh giá của chuyên gia, trong mỗi 28g phô mai feta có chứa: 74 Calo, 6g chất béo, 4g protein, 1,1g carbs,... Bên cạnh đó còn cung cấp lượng nhất định các vitamin A, vitamin K, vitamin B12, vitamin B6, canxi, natri, photpho, kẽm,...
3
Lợi ích của phô mai feta
- Tốt cho xương, răng: Phô mai feta chứa lượng đáng kể canxi, photpho, protein - những dưỡng chất cần thiết, giúp tăng cường sức khỏe của xương. Ngoài ra, photpho còn là yếu tố quan trọng, đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của răng và xương.
- Tốt cho ruột: Phô mai feta được chứng minh là chứa lợi khuẩn Lactobacillus plantarum có lợi cho sức khỏe con người. Lợi khuẩn này sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, miễn dịch đường ruột đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất những hợp chất ức chế, giúp kháng viêm hiệu quả.
- Chứa nhiều axit béo có lợi: Trong phô mai feta có chứa hàm lượng lớn axit linoleic liên hợp (CLA), giúp hạn chế lượng chất béo có trong cơ thể và hỗ trợ giảm thiểu tình trạng bệnh tiểu đường.
4
Một số nhược điểm khi dùng phô mai feta
Lượng natri cao
Thực tế, với mỗi 28g phô mai feta, chúng ta có tới 312mg natri. Lượng natri lớn này chủ yếu đến từ quy trình làm và bảo quản sản phẩm. Người ta đã thêm muối vào sữa đông khi sản xuất phô mai feta và ngâm chúng vào nước muối để bảo quản được lâu.
Và kết quả, chúng ta có một khối phô mai thành phẩm với lượng natri rất cao. Tuy nhiên, với những người nhạy cảm với muối hoặc đang mắc bệnh lý được bác sĩ khuyên hạn chế bổ sung muối vào bữa ăn, thì nên ngâm sơ phô mai trong nước một khoảng thời gian nhất định trước khi dùng.
Chứa lactose
Theo kết quả nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng trong loại phô mai “chưa chín” so với loại “già” sẽ chứa lượng đường sữa cao hơn. Với những bệnh nhân mắc chứng dị ứng hay không thể dung nạp lactose không nên sử dụng các loại phô mai “chưa chín”, trong đó có phô mai feta.
Phụ nữ mang thai không nên ăn phô mai feta
Phụ nữ mang thai được các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng sản phẩm làm từ sữa chua tiệt trùng, ví dụ như phô mai feta. Vì trong những loại thực phẩm như thế này có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes, mầm bệnh này lây lan qua cây trồng và động vật thông qua môi trường sống của chúng như đất và nước.
5
Gợi ý một số cách ăn phô mai feta
Sau đây là vài gợi ý về cách ăn phô mai mà Tip Hay đã tổng hợp được:
- Với bánh mì: Với cách ăn này, bạn hãy để phô mai lên trên cùng, rắc một ít muối và tiêu xay, thêm một ít dầu ô liu và mang đi nướng lên.
- Với món salad: Món ăn này là sự kết hợp tuyệt vời, bạn hãy rắc một lượng phô mai vụn tùy thích vào món salad để bổ sung dưỡng chất và kích thích vị giác hơn.
- Với trái cây: Bạn có thể ăn phô mai trộn với dưa hấu, trang trí thêm vài lá bạc hà để tạo điểm nhấn.
- Với khoai tây: Bạn hãy nướng khoai tây nghiền phủ một lớp phô mai lên mặt để có một món khai vị tuyệt vời.
6
Cách bảo quản phô mai feta
Trên thực tế, phô mai feta sẽ nhanh hỏng nếu bạn để nó tiếp xúc nhiều với không khí. Hiểu được nguyên lý này, bạn có thể vận dụng nhiều cách khác nhau để bảo quản chúng. Bạn có thể giữ chúng trong túi đựng thực phẩm, túi hút chân không.
Ngoài ra, để bảo quản tốt nhất, bạn hãy giữ chúng trong bao bì đóng gói cẩn thận, sau đó đưa vào ngăn mát tủ lạnh để giữ phô mai tươi trong 4 - 10 ngày.
7
Phô mai feta mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Bạn có thể tìm mua và sở hữu cho mình phô mai feta tại các cửa hàng như Nam An Market, Nguyên Hà Food,... với giá dao động từ 43.000 - dưới 300.000 đồng/ sản phẩm nhé.
Bài viết trên cung cấp các thông tin về phô mai feta mà Tip Hay đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Theo dõi Tip Hay để biết thêm nhiều loại thực phẩm độc đáo, hấp dẫn nhé!
Nguồn: Hellobacsi.com