Tip hay

Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với đậu mùa, thủy đậu, tay chân miệng

Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với đậu mùa, thủy đậu, tay chân miệng

Đậu mùa khỉ khởi phát với triệu chứng giống các bệnh truyền nhiễm thủy đậu, tay chân miệng, đậu mùa nên gây nhầm lẫn. Xem ngay cách phân biệt đậu mùa khỉ qua bài viết này!

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin rằng bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ có biểu hiện sốt, sưng to các hạch, nên rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh như đậu mùa, thủy đậu, tay chân miệng,...

Do đó việc phân biệt đậu mùa khỉ với các bệnh truyền nhiễm ở người là điều quan trọng giúp bạn xác định rõ tình trạng bệnh, có hướng điều trị phù hợp. Cùng Tip Hay tìm hiểu cách phân biệt đậu mùa khỉ với thủy đậu, đậu mùa, tay chân miệng, Herpes lan tỏa qua bài viết này nhé!

1 Cách phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh truyền nhiễm khác

Dưới đây là những thông tin phân biệt bệnh đậu mùa khỉ theo Quyết định số 2099/QĐ-BYT ngày 29/7/2022 do Bộ Y tế ban hành, giúp bạn phân biệt đậu mùa khỉ với đậu mùa, thủy đậu, tay chân miệng và Herpes lan tỏa từ những đặc điểm của nốt ban.

Bệnh/Đặc điểm Đậu mùa khỉ Đậu mùa (smallpox) Thủy đậu (chicken pox) Tay chân miệng Herpes lan tỏa
Phân bố của ban Ban có xu hướng ly tâm, xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mặt. Cùng xuất hiện ở niêm mạc của mắt và miệng. Ban xuất hiện theo trình tự. Ở mặt, bàn tay và cẳng tay đầu tiên, sau đó lan ra trên khắp người. Ban xuất hiện đầu tiên ở vùng mặt và trên thân, sau đó lan ra khắp người. Bị loét miệng, phát ban ngoài da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối. Xuất hiện chủ yếu ở vùng niêm mạc miệng, sinh dục, rồi lan ra cả người.
Sự xuất hiện của ban Cùng lứa tuổi, xuất hiện cùng thời điểm. Nốt phỏng nước xuất hiện đơn lẻ hoặc có thể tạo thành chùm. Ban xuất hiện sau 2-3 ngày đầu. Mọi lứa tuổi, xuất hiện thời gian khác nhau. Mọi lứa tuổi. Một số trường hợp phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng. Cùng lứa tuổi. Mụn nước sẽ mọc tập trung thành chùm gây đau rát, rồi vỡ ngay sau đó.
Tiến triển của ban Chậm Nhanh Nhanh Nhanh Nhanh
Kích thước ban Trung bình 5-10 mm Trung bình 5-10 mm Kích thước nhỏ, 2-3 mm Kích thước nhỏ, 2-3 mm
Thời gian tồn tại ban 2-4 tuần 2-3 tuần 1-2 tuần Dưới 7 ngày Dễ vỡ, sau 3 - 4 ngày
Biểu hiện khác Sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân Sốt, tiêu chảy, đau người, mệt mỏi Sốt, mệt mỏi Sốt, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy Mệt mỏi, chán ăn, sưng hạch phụ cận
Di chứng Để lại sẹo rỗ Để lại sẹo rỗ sâu Để lại một sẹo lõm nông Để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm Để lại vết thâm

Chẩn đoán phân biệt bệnh đậu mùa khỉ

Cách phân biệt bệnh đậu mùa khỉCách phân biệt bệnh đậu mùa khỉ

2 Cách phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Tiêm phòng vaccine đầy đủ

Cách tốt nhất để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm hiện nay là tiêm phòng bằng vaccine.

Điều này sẽ giúp "đánh lừa" khi cơ thể nghĩ rằng bản thân đã bị lây nhiễm bởi vi khuẩn, virus, từ đó tăng cường sản sinh các bạch cầu, kháng thể để ngăn ngừa, bảo vệ cơ thể tránh những lần xâm nhập sau.

Nên thực hiện tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm cho các thành viên trong nhà theo đúng lịch và độ tuổi khuyến cáo để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tiêm phòng vaccine đầy đủTiêm phòng vaccine đầy đủ

Giữ vệ sinh cá nhân

Việc vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn mỗi khi đi vệ sinh, trước khi ăn, hay mỗi lần hắt hơi, ho, xì mũi, tiếp xúc thú cưng,... sẽ bảo vệ bản thân bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bạn nên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trong thời gian tối thiểu 20 giây, lau khô bằng khăn sạch.

Giữ vệ sinh cá nhânGiữ vệ sinh cá nhân

Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Bạn nên kết hợp nhiều biện pháp để tăng cường hệ miễn dịch, chống chọi với nhiều tác nhân có hại như: Tập thể dục, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, không hút thuốc lá, không uống rượu, bia,...

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition (AJCN) nổi tiếng cho rằng, khi bạn tuân theo một chế độ ăn nhiều rau củ, trái cây sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, tăng cường miễn dịch.

Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịchTăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Trên đây là những thông tin về cách phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với thủy đậu, đậu mùa, tay chân miệng, Herpes lan tỏa mà nhiều người quan tâm hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Nguồn: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống

Từ khóa: Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với đậu mùa thủy đậu tay chân miệngphân biệt bệnh đậu mùa khỉbệnh khỉ đậu mùadịch khỉ đậu mùabenh dau mua khidịch đậu mùa khỉbẹnh đậu mùa khỉvirus đậu mùa khỉ