Phải làm gì khi bị cúm H1N1?
H1N1 là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus gây nên. Đây là loại cúm lây truyền rất nhanh từ người này sang người khác. Vậy phải làm gì khi bị cúm H1N1? Cùng Tip Hay tham khảo những biện pháp cần thực hiện khi bị cúm H1N1 dưới đây nhé!
Virus H1N1 lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc khi chạm và hít phải tiết dịch mà cơ thể người bệnh sản sinh khi sổ mũi, hắt xì.
Đa số người khỏe mạnh sau khi bị nhiễm H1N1 sẽ khỏi bệnh hoàn toàn mà không cần dùng thuốc điều trị.
Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Tỷ lệ tử vong những năm gần đây do nhiễm cúm H1N1 là 0 - 4%, một con số không cao nhưng vẫn có thể xảy ra nếu người bệnh không chú ý điều trị cúm H1N1.
Những biện pháp đối phó với cúm H1N1
1
Thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị H1N1
Theo WebMD, một số loại thuốc kháng vi-rút tương tự được sử dụng để điều trị bệnh cúm theo mùa cũng có tác dụng chống lại bệnh cúm H1N1. Oseltamivir (Tamiflu), peramivir (Rapivab) và zanamivir (Relenza) dường như hoạt động tốt nhất, mặc dù một số loại cúm lợn không phản ứng với oseltamivir.
Tamiflu và Relenza là hai loại thuốc chủ yếu được dùng để điều trị cúm H1N1. Đây là thuốc kháng virus và có khả năng giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, tuy nhiên virus H1N1 cũng có thể phát triển và kháng được thuốc.
Các bác sĩ chỉ khuyên dùng Tamiflu và Relenza khi xuất hiện những triệu chứng nặng của bệnh như sốt cao 38 – 39 độ, khó thở, đau nhức, đờm có lẫn máu…
Cần lưu ý khi sử dụng loại thuốc này là thời gian sử dụng thuốc. Thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Vì vậy, nếu sau thời gian này sử dụng thì thuốc sẽ không còn tác dụng, vì vi khuẩn đã từ trong máu xâm nhập được vào các tế bào của cơ quan hô hấp.
2
Cách ly người bệnh
Virus cúm H1N1 lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, cách ly người nhiễm bệnh là bước cần thiết để ngăn bệnh bùng phát thành dịch.
Đối với gia đình có người bị H1N1, cần thực hiện những bước cách ly sau:
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh.
- Không sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (chén, bát, thìa, dĩa, khăn mặt…).
- Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn ngoài hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
- Sử dụng khẩu trang cả ở trong nhà và ngoài đường.
3
Vệ sinh sạch sẽ
Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài của virus H1N1 rất cao, có thể lên tới 2 ngày khi tồn tại trên những vật dụng gia đình, 12 giờ trên quần áo, 5 phút trong lòng bàn tay, vi khuẩn có thể sống tới 1 tháng trong môi trường nước 0 độ C.
Với đặc tính nguy hiểm này, việc vệ sinh cá nhân cũng như nơi ở xung quanh là điều vô cùng quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của H1N1.
4
Chú ý những triệu chứng bệnh
Người bị nhiễm H1N1 có khả năng khỏi bệnh nếu được điều trị kịp thời, nhưng vẫn có xác suất xảy ra biến chứng.
Do đó, không thể bỏ qua những triệu chứng nguy hiểm của bệnh. Khi cơ thể của bạn xuất hiện những dấu hiệu này, cần tới ngay những trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Khó thở, đau ngực tiết dịch ở mũi, họng có máu.
- Người mệt mỏi, không tỉnh táo, mất nước, khó thức dậy vào buổi sáng.
Nếu có biểu hiện hoặc đang bị cúm H1N1 bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, điều trị kịp thời. Đồng thời tuân thủ các biện pháp trên để tránh bệnh biến thành dịch nhé!
Xem thêm Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm đang tăng mạnh
Nguồn: WebMD