Tip hay

Ở cữ là gì? Cách ở cữ sau sinh khoa học và những điều lưu ý

Ở cữ là gì? Cách ở cữ sau sinh khoa học và những điều lưu ý

Bạn đã quá quen thuộc với cụm từ ‘ở cử’ song vẫn chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm này? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề ở cữ sau sinh nhé!

Ở cữ là trạng thái nghỉ ngơi mà phụ nữ sẽ phải trải qua sau quá trình mang thai và sinh con vất vả. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển cũng khiến việc ở cữ xuất hiện nhiều thay đổi. Vậy ở cữ như thế nào mới đúng cách và an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé? Cùng Tip Hay tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

1 Ở cữ là gì?

Ở cữ là gì?Ở cữ là gì?

Khái niệm “ở cữ” chỉ giai đoạn nghỉ ngơi sau khi sinh nở của người phụ nữ. Đây là thời gian giúp các mẹ bỉm phục hồi thể trạng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần sau giai đoạn thai kỳ và quá trình sinh con vất vả. Trong giai đoạn này, mẹ bỉm cần được nghỉ ngơi hợp lý và đúng cách để sức khỏe được cải thiện hoàn toàn, lấy lại tinh thần và thể chất như trước lúc mang thai.

Quá trình ở cữ là điều không thể thiếu đối với mọi phụ nữ trên khắp các quốc gia. Tại Trung Quốc, ở cữ được gọi là “sitting the month”, “samchilil” là cụm từ được dùng cho quá trình ở cử tại Hàn Quốc và “sango no hadachi” là cách mà người Nhật nói về ở cữ.

2 Ở cữ sau sinh bao lâu là đủ?

Ở cữ sau sinh bao lâu là đủ?Ở cữ sau sinh bao lâu là đủ?

Tại Việt Nam, thông thường ở cữ được chia thành 2 mốc thời gian dựa theo hai quan điểm khác nhau giữa dân gian và khoa học:

  • Quan niệm dân gian của ông bà khi xưa cho rằng người phụ nữ cần ở cữ đủ 3 tháng hoặc 3 tháng 10 ngày (tương đương 100 ngày).
  • Khoa học hiện đại cho rằng phụ nữ cần thời gian tối đa 1 tháng sau khi sinh để thực hiện quá trình ở cữ.

3 Vì sao phụ nữ sau sinh phải ở cữ?

Vì sao phụ nữ sau sinh phải ở cữ?Vì sao phụ nữ sau sinh phải ở cữ?

Quá trình ở cữ sau sinh đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định khả năng hồi phục sức khỏe của người mẹ sau sinh, cũng như những tác động về lâu dài đến sức khỏe thai phụ về sau. Ở cữ mang đến những lợi ích cụ thể như:

  • Hồi phục sức khỏe thể chất: Việc mang thai và sinh con đòi hỏi người phụ nữ phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng, đánh cược sức khỏe của bản thân trong nhiều trường hợp. Việc ở cữ sẽ giúp mẹ dần hồi phục lại năng lượng đã mất, trả lại một thể chất khỏe khoắn như trước khi sinh nở.
  • Phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh hậu sản: Việc kiêng cữ trong thời gian ở cữ có thể bảo vệ mẹ tránh khỏi những căn bệnh hậu sản như đau nhức xương khớp, giảm thính lực, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,..
  • Bảo vệ em bé khỏe mạnh: Phụ nữ thực hiện ở cữ sẽ cải thiện được sức khỏe đáng kể, từ đó trẻ cũng hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn từ sữa mẹ giúp ích cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ.

4 Kinh nghiệm ở cữ đúng cách dành cho mẹ sau sinh

Chú trọng vấn đề vệ sinh cá nhân

Chú trọng vấn đề vệ sinh cá nhânChú trọng vấn đề vệ sinh cá nhân

Theo các nghiên cứu từ khoa học hiện đại, việc kiêng tắm gội, đánh răng hay đụng vào nước sau sinh nở không thực sự tốt cho người phụ nữ. Lời khuyên từ các bác sĩ chính là nên tắm gội, vệ sinh răng miệng hằng ngày, làm sạch vết rạch ở tầng sinh môn, giữ cho vết mổ khô thoáng, tránh mưng mủ, nhiễm trùng. Các mẹ có thể xông lá trầu không để nâng cao khả năng kháng khuẩn.

Một số lưu ý trong việc vệ sinh cá nhân gồm:

  • Phụ nữ sinh mổ có thể tắm sau 3 - 4 ngày, phụ nữ sinh thường nên tắm khoảng 6 - 7 ngày sau sinh.
  • Chỉ nên tắm từ 5 - 10 phút và tắm bằng nước ấm (khoảng 37 - 40 độ)
  • Nên tắm và gội đầu ở hai thời điểm khác nhau. Có thể sử dụng lá thảo dược để tắm hoặc gội đầu.
  • Nên vệ sinh vùng kín mỗi ngày, thực hiện rửa 3 lần/ngày song tránh thụt rửa quá sâu và cần lau khô sau mỗi lần vệ sinh vùng kín.

Chế độ ăn uống đầy đủ, bổ dưỡng

Trong giai đoạn ở cữ, phụ nữ cần bổ sung dinh dưỡng thật đầy đủ. Các chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm:

  • Protein: Có trong thịt bò, lòng đỏ trứng, thịt gia cầm, thịt lợn, ,.. Bổ sung protein sẽ giúp mẹ bỉm nạp đủ năng lượng góp phần cải thiện sức khỏe một cách nhanh chóng.
  • Vitamin: Các loại vitamin thiết yếu cần bổ sung gồm vitamin C, vitamin  D, vitamin A, vitamin B, vitamin E,.. Các nhóm vitamin thường có trong các loại trái cây như , táo, cam, cà chua, bưởi,.. Bổ sung đủ vitamin giúp cơ thể tăng khả năng sản xuất collagen, thúc đẩy quá trình tái tạo cũng như sản sinh tế bào mới trong cơ thể.
  • Canxi, photpho, sắt, magie: Thường có trong những loại hải sản vỏ cứng hoặc số ít trái cây như nho, táo,.. Những khoáng chất này đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao khả năng trao đổi chất, bổ máu, chắc xương cũng như cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Omega, DHA: Có trong cá hồi, dầu olive, các loại hạt,.. Đây là những hợp chất giúp hỗ trợ quá trình phát triển trí não vô cùng hiệu quả.
  • Chất xơ: Chất xơ có trong hầu hết mọi loại rau xanh là chất có khả năng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

Chế độ ăn uống đầy đủ, bổ dưỡngChế độ ăn uống đầy đủ, bổ dưỡng

Bên cạnh đó, mẹ bỉm cũng cần kiêng cử một số loại thực phẩm sau trong suốt quá trình ở cữ:

  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ: Các loại thức ăn này khiến lượng  cholesterol HDL tốt trong cơ thể suy giảm, tạo điều kiện cho  cholesterol xấu gia tăng khiến mẹ dễ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áptăng cân mất kiểm soát sau sinh.
  • Thực phẩm chua, lên men: Mẹ nên kiêng các món có độ chua cao như xoài, cóc cùng những thực phẩm lên men như kim chi, đồ chua,.. để tránh nạp vào cơ thể những hợp chất gây hại, có khả năng gây ung thư.
  • Thực phẩm chứa chất kích thích: Các sản phẩm như rượu, bia, cà phê, socola, thức uống có cồn,.. đều là những loại thực phẩm gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất của hệ tiêu hóa và gây kích thích thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ bỉm.

Uống đủ nước

Uống đủ nướcUống đủ nước

Bên cạnh thực phẩm giàu dinh dưỡng, việc bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều hết sức quan trọng trong quá trình ở cữ của người phụ nữ. Bổ sung đủ lượng nước sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru và hiệu quả. Lượng nước cần bổ sung đối với các mẹ tròn giai đoạn này là khoảng 2 - 2.5L/ngày. Đặc biệt, mẹ chỉ nên dùng nước lọc bình thường hoặc nước ấm, tránh uống nước đá trong thời gian ở cữ nhé!

Vận động cơ thể

Vận động cơ thểVận động cơ thể

Sau khi sinh nở, việc thực hiện những thao tác tập luyện đúng cách sẽ rất giúp ích cho quá trình hồi phục sức khỏe thể chất của mẹ bỉm. Trong thời gian ở cữ, mẹ được khuyên nên thực hiện các loại vận động nhẹ nhàng, vừa sức như yoga, bơi lội hoặc đi bộ khoảng 30 phút/ngày.

Trong giai đoạn này, các mẹ nên chú trọng rèn luyện những bài tập nhẹ nhàng với mục đích cải thiện sức khỏe thể chất và không nên quá chú trọng giảm eo, siết cân để tránh gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực đến xương khớp và hệ thống cơ.

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãnDành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Đây là một trong những điều cực kỳ quan trọng đối với mẹ bỉm đang trong giai đoạn ở cữ. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên ngủ từ 8 - 10 giờ mỗi đêm. Song nếu trẻ nhỏ quấy khóc khiến mẹ khó ngủ, hãy dành thời gian ngủ vào ban ngày.

Việc ngủ sẽ cách hữu ích để cơ thể có thời gian thực hiện những hoạt động tái tạo, thư giãn tinh thần. Các mẹ nhất định phải nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tránh tuyệt đối tình trạng mất ngủ, sa sút tinh thần, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm sau sinh.

5 Những quan niệm sai lầm về việc ở cữ sau sinh

Những quan niệm sai lầm về việc ở cữ sau sinhNhững quan niệm sai lầm về việc ở cữ sau sinh

Việc ở cử hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm có phần xưa cũ, thiếu tính an toàn đối với sức khỏe của người phụ nữ. Các quan niệm phổ biến như:

  • Nằm than: Đây là một trong những quan niệm gây tranh cãi hàng đầu đối với phụ nữ trong giai đoạn ở cữ. Sau nhiều nghiên cứu chuyên sâu, y học hiện đại kết luận rằng việc nằm than cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bỉm. Quá trình đốt than sẽ đốt cháy oxy và thải ra CO2 - chất có khả năng dẫn đến ngộ độc. Vậy nên, nếu mẹ bỉm có ý định nằm than sưởi ấm trong phòng kín thì tuyệt đối không được thực hiện để tránh gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và bé.
  • Kiêng tắm gội: Sau sinh cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều mồ hôi cùng sản dịch, nếu kiêng tắm gội tuyệt đối sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh.
  • Kiêng gió: Việc kiêng gió để tránh bệnh phong thấp sau sinh trên thực tế cũng có phần hợp lý, song điều này chỉ đúng đối với những loại gió độc hại, gió sương lạnh của buổi sáng sớm và đêm khuya. Theo y học hiện đại, các mẹ không nên kiêng gió hoàn toàn, thay vào đó nên để không gian sinh hoạt luôn trong trạng thái thoáng khí, có ánh nắng soi rọi giúp làm ấm không khí, hỗ trợ mẹ cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn.

Tham khảo thêm: Những quan niệm đúng sai trong thời gian các mẹ ở cữ sau sinh

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về vấn đề ở cữ. Đừng quên theo dõi Tip Hay mỗi ngày để cập nhật thông tin hữu ích cho cuộc sống nhé!

Nguồn: Theo Monkey.edu.vn

Từ khóa: Ở cữ là gì? Cách ở cữ sau sinh khoa học và những điều lưu ýKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh