Tip hay

Ở chung nhà với F0, làm thế nào để giảm nguy cơ gây bệnh

Ở chung nhà với F0, làm thế nào để giảm nguy cơ gây bệnh

Nhiều người cho rằng việc ở chung nhà với F0 làm tăng nguy cơ lây virus.Tuy nhiên, vẫn có cách sống chung an toàn với người bị bệnh. Cùng tìm hiểu bạn nhé!

Covid-19 ngày càng lây lan nhanh chóng và số người mắc bệnh cũng tăng lên liên tục. Thay vì trước đây phải dựng rào chắn hay tới khu cách ly, nay chúng ta còn có thể phải sống chung nhà với F0. Liệu sống chung nhà với F0 có làm tăng nguy cơ lây virus? Có cách nào giảm nguy cơ mắc bệnh khi ở chung nhà với người nhiễm không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời giúp bạn những câu hỏi trên.

1 Ở chung nhà với F0 có dễ bị lây bệnh không?

Nhiều người cho rằng, nếu sống chung nhà với F0, đặc biệt là trong không gian nhà khép kín hoặc căn hộ nhỏ hẹp thì việc giữ bản thân không bị nhiễm virus là rất khó. Trên thực tế, việc bạn có thể bị Covid khi ở chung nhà với F0 hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng tiêm chủng, khả năng giãn cách xã hội, việc dùng chung đồ, cách vệ sinh không gian sống chung,...

Sống chung với F0 có lây không phụ thuộc vào nhiều yếu tốSống chung với F0 có lây không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo các F1 khi sống chung cùng F0 thì phải ở phòng riêng, tách biệt các sinh hoạt như tắm giặt, ăn uống với nhau. Cả F0 và F1 đều phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Bên cạnh đó, F1 cũng phải tự theo dõi sức khỏe của mình trong quá trình cách ly chung.

Ở chung nhà với F0 có thể dễ dẫn tới tình trạng lây chéo. Cần đặc biệt lưu ý những vị trí như bếp, nhà vệ sinh, tay nắm cửa lúc nào cũng nên được vệ sinh sạch sẽ.

2 Cách giảm nguy cơ lây bệnh khi sống cùng nhà với F0

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) cho biết, F1 ở cùng nhà với F0 sẽ có nguy cơ phơi nhiễm cao, cần có các biện pháp phòng ngừa làm giảm sự lây nhiễm.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Cũng theo CDC, khả năng lây bệnh của những người bị Covid từ nhẹ đến trung bình là không quá 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Với những người bị nặng hơn thì thời gian không quá 20 ngày sau khi phát bệnh. Đặc biệt những người đã khỏi bệnh vẫn có thể bị dương tính lại trong tối đa 3 tháng sau khi nhiễm. Tuy vậy, đối tượng này không còn lây nhiễm trong thời gian đó.

Hạn chế tiếp xúc người bệnhHạn chế tiếp xúc người bệnh

PGS.TS Nguyễn Huy Nga khuyến nghị các thành viên trong nhà có F0 cần hạn chế giao tiếp, nói chuyện với nhau, nếu cần thì trao đổi qua gọi điện hoặc nhắn tin. Nếu phải dùng chung nhà vệ sinh thì F0 hay F1 đều phải có ý thức không khạc nhổ bữa bãi, khử trùng tay nắm cửa, công tắc điện sau khi tiếp xúc để tránh virus lây lan.

Giữ khoảng cách an toàn

F0 và F1 đều phải hạn chế tiếp xúc gần cũng như giữ khoảng cách an toàn khi nói chuyện, giao tiếp ít nhất 2m. Khi người bệnh hắt hơi hay nói chuyện, các giọt nhỏ chứa virus có thể bị phát tán ra ngoài không gian. Việc giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc với các giọt nhỏ này giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Bạn cũng cần chú ý tiêm chủng đầy đủ và không được chủ quan, bởi ngay cả những người đã tiêm đủ 3 mũi thì vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt khi hiện nay biến thể Omicron đang lan tràn.

Giữ khoảng cách an toàn 2mGiữ khoảng cách an toàn 2m

Đeo khẩu trang trong nhà

CDC cho biết các thành viên trong gia đình có người mắc Covid nên đeo khẩu trang y tế đúng cách, vừa vặn và đeo thường xuyên. Khi tiếp xúc gần với F0 thì khẩu trang N95 hay KN95 sẽ có tác dụng bảo vệ bạn tốt nhất so với các loại khẩu trang giấy thông thường. Chủ động đeo khẩu trang sẽ giúp bạn giảm nguy cơ lây nhiễm tới 225 lần (theo Daily Mail).

Tham khảo thêm: Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách, phòng tránh Covid-19

Đeo khẩu trang trong nhàĐeo khẩu trang trong nhà

Khử trùng, làm sạch nhà thường xuyên

Việc thường xuyên làm sạch, vệ sinh nhà cửa để phòng chống dịch Covid là hết sức cần thiết khi sống chung nhà với người bệnh F0. Nếu được, hãy dành riêng 1 phòng ngủ và phòng tắm cho người bệnh là phương pháp phòng ngừa lây nhiễm an toàn nhất. Nếu không có thì phải thường xuyên vệ sinh, khử trùng các bề mặt và vật dụng sau mỗi lần F0 sử dụng.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn vệ sinh nhà cửa đúng cách để phòng chống dịch COVID

Khử trùng nhà thường xuyênKhử trùng nhà thường xuyên

Trường hợp người bệnh không đủ sức khỏe để vệ sinh, các thành viên trong nhà có thể đeo khẩu trang và đeo găng tay để khử trùng giúp. Sau đó thì bỏ khẩu trang và găng tay đã dùng đi để tránh virus xâm nhập. Phòng sinh hoạt chung cũng cần đảm bảo thông thoáng và sạch sẽ.

Làm xét nghiệm tại nhà thường xuyên

Trong thời gian cách ly, F1 và F0 tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe, các triệu chứng (sốt cao, ho nhiều, chảy nước mũi,...) nếu có và thực hiện xét nghiệm vài ngày 1 lần hoặc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Bạn cần nắm rõ cách lấy mẫu test nhanh Covid-19 tại nhà để có thể đảm bảo test đúng cách, cho ra kết quả chính xác phục vụ việc điều trị.

Tham khảo thêm: Cách lấy mẫu test nhanh Covid-19 tại nhà chi tiết nhất, ai làm cũng thành công

Tự test Covid tại nhà thường xuyênTự test Covid tại nhà thường xuyên

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của bạn về những vấn đề khi sống chung nhà với người bệnh F0. Hãy cố gắng phòng ngừa và tránh tiếp xúc F0 nhất có thể để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và người bệnh. Chúc bạn có luôn khỏe mạnh để chống dịch tốt nhé!

Nguồn: Bộ Y tế

Từ khóa: Ở chung nhà với F0 làm thế nào để giảm nguy cơ gây bệnhở chung nhà với f0 có bị lây khônglàm gì khi ở chung nhà với f0f0 ở chung nhà có cần đeo khẩu trang không