Nước luộc thịt có ăn được không?
Thịt luộc là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình, nhiều người thường dùng phần nước sau khi luộc thịt để nấu canh, vì cho rằng chất dinh dưỡng có trong thịt đã hòa lẫn vào nước dùng, nước ngon và có vị ngọt. Liệu nước dùng đó có đảm bảo vệ sinh? Nước luộc thịt có ăn được không?
Phần nước sau khi luộc thịt, nước thường đục và có bọt nổi lên, một số người cho rằng đó là kết quả của việc loại bỏ chất dơ, mùi hôi trong thịt vì một số tạp chất đã hoà tan vào trong nước dùng. Nhưng tại sao có người vẫn sử dụng lại phần nước dùng ấy để nấu canh?
Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu xem, nước luộc thịt có thể dùng làm gì?
1
Nước luộc thịt có sử dụng được?
Khi luộc thịt, nhiều người có thói quen luộc qua thịt hoặc dùng nước sôi để chần qua nhằm loại bỏ hóa chất. Cách khác nữa là bỏ thịt vào nồi nước lạnh trước rồi sau đó đun sôi nước cùng với thịt.
Theo tiến sĩ Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam) cho biết “Khi luộc thịt bằng nước đã sôi thì chỉ làm cho thịt ngon hơn vì giữ được chất dinh dưỡng do không bị phân hủy khi đun sôi quá lâu. Còn khi cho thịt vào nước lạnh rồi mới đun sôi, thịt không ngon bằng nhưng nước luộc lại rất ngọt, đậm đà”. Đây là cách mà các chị em nội trợ thường hay sử dụng nước luộc thịt làm nước dùng để nấu canh, mục đích làm tăng hương vị cho món ăn.
2
Hiện tượng bọt trong nồi nước thịt luộc
Thịt khi luộc luôn xuất hiện những đám bọt nổi trong nồi, nhiều người cho rằng hiện tượng này là bình thường do chất đạm có trong thịt khi đun sôi thì kết tủa tạo thành bọt. Số khác lại nghĩ do trong thịt có chứa chất tạo nạc hoặc đã bị ôi thiu.
Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng lý giải rằng: “Hiện tượng nổi bọt khi luộc thịt có thể coi là do một phần chất bẩn có trong thịt. Chất bẩn này là do quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản chứ không thể khẳng định là thịt có nhiễm chất hóa học được”.
Bên cạnh đó thì việc những lớp bọt nổi lên trên mặt nồi nước thịt cũng một phần là do quá trình chăn nuôi và môi trường sống tạo nên. Vì hầu hết số lượng cung hiện nay lớn hơn cầu, nên mô hình trang trại truyền thống không thể đáp ứng đủ và dần chuyển sang hình thức nuôi theo mô hình công nghệ mới. Môi trường bị ô nhiễm hơn, chất lượng thịt cũng ngày càng giảm.
Vậy nên, cần phải loại bỏ đi lớp bọt nâu nổi váng trên nồi nước luộc thịt để nước thịt có thể trong hơn, ngọt nước và đặc biệt là nước dùng sạch không nhiễm bẩn.
3
Cách luộc thịt để nước thịt trong và ngọt nước
Đầu tiên, theo các chuyên gia, việc quan trọng nhất là miếng thịt sạch. Thịt sạch, không chất độc hại dù luộc như thế nào thì cũng bổ dưỡng và an toàn.
Tiếp theo, để loại bỏ chất bẩn và hóa chất tồn dư trong thịt, bằng cách rửa lại nhiều lần bằng nước sạch pha một ít muối trắng. Sau đó, cho thịt vào nồi luộc sơ đến khi sôi khoảng 2 phút thì đổ hết nước và bọt thừa trong nồi đi. Rửa lại miếng thịt và nồi một lần nữa dưới vòi nước sạch.
Tiếp tục cho nước sạch và thịt vào nồi, bắt đầu luộc cho đến khi thịt chín. Trong quá trình luộc tuyệt đối không được đậy nắp, thấy có bọt, cặn nổi lên thì dùng muỗng hớt bỏ hết. Đây là bước quan trọng nhất để nước luộc thịt trong, hấp dẫn hơn.
Cuối cùng, khi thịt chín, vớt thịt ra dĩa, sử dụng phần nước luộc thịt để làm nước dùng nấu canh. Chỉ cần thêm rau, củ chuẩn bị sẵn và nêm nếm gia vị vừa ăn, bạn đã có được nồi canh ngọt thịt và thơm nhẹ.
4
Với mỗi loại nước luộc thịt thì được nấu chung với từng loại rau củ khác nhau
Nước luộc thịt heo và gà: thích hợp nấu chung với bí xanh, bí đao, khoai lang, khoai tây, cà rốt,...
Nước luộc thịt bò: thích hợp nấu chung với khoai sọ và cà rốt ăn như súp, hoặc cho thêm gừng, quế, hành ngò vào là thành canh mùi phở,...
Nước luộc thị vịt: thích hợp nấu chung với măng, rau muống,...
>> Dùng nước luộc gà nấu canh cải, nên hay không?
Với những chia sẻ trên hi vọng bạn đã có thêm thông tin về nước luộc thịt có ăn được không. Để có thể chuẩn bị cho gia đình những món ăn đầy dinh dưỡng. Chúc bạn thành công.