Nitric oxide là gì? Có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Bạn có biết đến nitric oxide là gì? Có tác dụng gì đối với sức khỏe chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Tip Hay tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nitric oxide (NO) từ lâu là một hoạt chất hóa học có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng ít được mọi người biết đến, vậy thì hôm nay hãy cùng Tip Hay đi tìm hiểu liệu nitric oxide là gì? Nó có tác dụng gì đối với sức khỏe? ngay nha.
1
Nitric oxide là gì?
Theo trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Nitric oxide hay nitơ monoxide có công thức hóa học là NO được tồn tại ở dạng khí gas trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên trong cơ thể người bao gồm cả động vật thì nitric oxide được sinh ra từ những enzyme trong cơ thể, có vai trò giúp vận chuyển oxy trong máu đến các mô của cơ thể.
2
Tác dụng nitric oxide đối với sức khỏe?
Trong một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh nitric oxide có tác dụng làm giãn nở các mạch máu, giúp vận chuyển oxy và những chất dinh dưỡng vào tế bào cơ, giúp điều hòa, kiểm soát sự lưu thông máu và các chất dinh dưỡng đến cơ thể.
Từ đó giúp cơ bắp phát triển trở nên săn chắc, cung cấp nhiều năng lượng mang lại sức chịu đựng dẻo dai với khả năng phục hồi tốt nhờ vào việc chuyển hóa năng lượng ổn định của nitric oxide.
Theo bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, nitric oxide còn là thành phần chủ chốt trong quá trình điều tiết máu, những chất dinh dưỡng nuôi tim và các mô của cơ thể, bảo vệ các mô trơn của mạch máu khỏi những co thắt có hại, điều hòa tái hấp thu nước, giúp ổn định huyết áp.
Do đó nếu không cung cấp đủ nitric oxide sẽ dẫn đến những bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, rối loạn cương dương,...
3
Những cách bổ sung nitric oxide hiệu quả
Một phương pháp đem lại hiệu quả bất ngờ đó chính là bổ sung thực phẩm có chứa L-arginine, đây có thể xem như hoạt chất sản sinh trực tiếp ra nitric oxide.
L-arginine là một nguồn nitơ tốt mà nitơ lại là nguyên liệu cần thiết để tạo ra nitric oxide, do đó bổ sung những thực phẩm có chứa L-arginine sẽ giúp sản xuất ra được nhiều nitric oxide hơn.
L-arginine được tìm thấy nhiều trong các loại thịt (thịt đỏ và thịt gia cầm), cá, quả hạch và hạt, các loại rau ăn lá, hạt bí ngô, đậu phộng, đậu nành,...
Theo một nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục thường xuyên cũng giúp máu lưu thông từ đó, tăng cường tổng hợp ra các loại enzyme để chuyển hóa thành nitric oxide.
Bên cạnh đó, việc tập thể dục cũng giúp hạn chế các yếu tố xấu tác động đến quá trình tạo ra nitric oxide, bởi những chất béo bão hòa hay các cholesterol xấu là những chất cực kỳ có hại đối với nội mạc thành mạch máu, đây cơ quan sản sinh trực tiếp ra nitric oxide.
Mà những hoạt chất độc hại này sẽ không có điều kiện phát triển nếu chúng ta có một chế độ tập thể dục lành mạnh, đều đặn. Do đó, việc tập thể dục có vô vàn những lợi ích mà chúng ta không nên bỏ qua.
4
Thực phẩm chứa nhiều nitric oxide
Củ dền
Theo một nghiên cứu của trường Southern Methodist University ở Hoa Kỳ cho thấy củ dền chứa rất nhiều nitrate, đây là một hoạt chất có thể chuyển đổi thành nitric oxide.
Cũng trong nghiên cứu đó cho thấy, trên 38 người trưởng thành uống nước ép củ dền chỉ sau 45 phút thì mức nitric oxide trong máu đã tăng lên 21%. Do đó, tiêu thụ nhiều củ dền sẽ giúp quá trình sản sinh ra nitric oxide được diễn ra nhanh hơn.
Tỏi
Theo một nghiên cứu trên động vật cho thấy, việc tiêu thụ chiết xuất tỏi trong vòng một giờ có thể làm tăng đến 40% lượng nitric oxide trong máu. Thêm một nghiên cứu của trường University Of Munich ở Đức cũng cho thấy chiết xuất tỏi có thể tối đa hóa lượng hấp thụ nitric oxide trong cơ thể.
Socola đen
Trong một nghiên cứu dài 15 ngày được thử nghiệm trên 16 người đã cho thấy rằng việc ăn 30gr socola đen mỗi ngày đã làm gia tăng nồng độ nitric oxide đáng kể trong máu.
Trong một nghiên cứu khác đã chứng minh được trong socola đen chứa nhiều flavanols, một hoạt chất có trong ca cao có thể sản sinh ra nitric oxide cực kỳ hiệu quả. Từ đó socola đen cũng giúp lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Quả lựu
Một nghiên cứu trong ống nghiệm của trường David Geffen School of Medicine ở Hoa Kỳ cho thấy, quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa và bảo tồn được nitric oxide cực kỳ hiệu quả. Việc tiêu thụ nước ép lựu thường xuyên sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và ổn định huyết áp.
Quả hạch và hạt
Trong một nghiên cứu cho thấy trong quả hạch và những loại hạt có nhiều L- arginine, một loại hoạt chất liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra nitric oxide.
Minh chứng rõ hơn là ở nghiên cứu của trường Yale University School of Medicine của Hoa Kỳ cũng cho thấy rằng việc bổ sung những thực phẩm có chứa arginine chỉ sau hai tuần thì nồng độ nitric oxide có trong máu được tăng lên đáng kể.
Các loại rau lá xanh
Trong các loại rau xanh như: Rau bắp cải, rau chân vịt, cải xoăn,... có chứa rất nhiều nitrate, một hoạt chất có thể chuyển hóa thành nitric oxide trong cơ thể.
Theo nghiên cứu của trường đại học Western ở Úc cho thấy trong một chế độ ăn có chứa nhiều rau chân vịt đã làm tăng lượng nitrate trong nước bọt lên gấp tám lần. Từ đó việc chuyển hóa thành nitric oxide cũng diễn ra cực kỳ nhanh.
Trên đây là những thông tin về nitric oxide và công dụng của nitric oxide đối với sức khỏe mà Tip Hay đã tổng hợp được, hy vọng sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec