Tip hay

Niềng răng trainer là gì? Ưu điểm và nhược điểm khi niềng răng trainer

Niềng răng trainer là gì? Ưu điểm và nhược điểm khi niềng răng trainer

Bạn đã từng nghe qua về niềng răng trainer? Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp chỉnh nha này và xem qua ưu điểm cùng nhược điểm khi niềng răng trainer nhé!

Niềng răng trainer là một trong các phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ nhằm điều chỉnh các điểm sai lệch của răng được rất nhiều người sử dụng. Vậy phương pháp này thực chất là gì? Có ưu điểm, nhược điểm ra sao? Cùng khám phá các thông tin xoay quanh niềng răng trainer trong bài viết dưới đây.

1 Niềng răng trainer là gì?

Niềng răng trainer là một trong các phương pháp chỉnh nha bằng cách niềng răng. Thay vì mắc cài, phương pháp này sẽ điều chỉnh răng bằng cách sử dụng loại hàm có dạng hình parabol bằng nhựa silicon y tế. Những chiếc hàm này có đầy đủ kích cỡ nhằm đảm bảo ôm sát cung hàm răng và điều chỉnh răng một cách tốt nhất.

Thông thường, niềng răng trainer sẽ được nha sĩ hoặc phụ huynh sử dụng cho trẻ từ 2-15 tuổi trong giai đoạn tiền chỉnh nha để phòng lệch khớp cắn, đồng thời cũng tiết kiệm cả thời gian và công sức sau này nếu niềng răng khi trưởng thành.

Niềng răng trainerNiềng răng trainer

2 Đối tượng phù hợp để niềng răng trainer

Hàm trainer dành cho trẻ em

Hàm trainer cho trẻ em sẽ có 2 loại dành cho 2 giai đoạn độ tuổi:

  • Hàm trainer dành cho trẻ từ 2 - 10 tuổi sẽ định hình răng sữa của trẻ và khi bước vào giai đoạn thay răng sữa cũng sẽ giúp răng vĩnh viễn mọc đều và đẹp.
  • Hàm trainer dành cho trẻ từ 10 - 15 tuổi được đeo vào giai đoạn trẻ đã bắt đầu mọc đủ răng vĩnh viễn, hàm trainer sẽ giúp trẻ tránh tình trạng răng như hô, móm, thưa, lệch,... Cùng với đó cũng hạn chế các sai lệch về hàm cũng như tiết kiệm tiền và thời gian niềng răng sau này.

Hàm trainer dành cho trẻ emHàm trainer dành cho trẻ em

Hàm trainer dành cho người lớn

Hàm trainer cho người lớn sẽ áp dụng cho người trên 15 tuổi với công dụng giúp cải thiện tình trạng răng sai lệch ở mức độ nhẹ và thường được kết hợp cùng các loại khí cụ khác trong nha khoa nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn. Và để tránh việc răng quay lại vị trí cũ, nha sĩ cũng có thể yêu cầu đeo hàm trainer như hàm duy trì.

Hàm trainer dành cho người lớnHàm trainer dành cho người lớn

3 4 loại hàm niềng răng trainer phổ biến

Hàm trainer Juniors

Loại hàm này được thiết kế dành cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Hàm trainer Junior có các đệm khí tạo lực nhằm đưa lưỡi vào đúng vị trí và giảm thiểu tình trạng răng mọc lệch vì góp phần hạn chế các thói quen xấu như ngậm, mím môi, bú bình,…

Bên cạnh đó, hàm trainer Juniors còn có tác dụng mở rộng cung hàm, tạo sự thuận lợi cho quá trình mọc răng sữa, giúp răng không bị chen chúc khi mọc. Và vì dành cho trẻ ở độ tuổi khá nhỏ nên loại hàm này rất mềm nên sẽ không gây đau nhức hay khó chịu cho các bé.

Hàm trainer JuniorsHàm trainer Juniors

Hàm Trainer Kids

Với trẻ trong giai đoạn thay răng từ 6 - 10 tuổi thì hàm trainer Kids là sự lựa chọn vô cùng thích hợp. Thiết kế hàm có phần tương tự hàm trainer Junior nhưng hàm trainer Kids sẽ có phần cứng hơn cũng như kích thước lớn hơn nhằm phù hợp với cung hàm của trẻ.

Hàm Trainer KidsHàm Trainer Kids

Hàm Trainer Teens

Vào giai đoạn từ 10 - 15 tuổi, khi răng vĩnh viễn đã mọc hoàn chính, lúc này việc nắn chỉnh răng sẽ vô cùng quan trọng, giúp cho răng được điều chỉnh đúng, đều và đẹp hơn. Nhằm phục vụ cho quá trình này, hàm trainer Teens được chia thành 4 giai đoạn gồm T1, T2, T3, T4.

Hàm Trainer TeensHàm Trainer Teens

Hàm Trainer Adults

Hàm Trainer Adults dành cho những người từ 15 tuổi trở lên, khi răng đã mọc hoàn chỉnh. Loại hàm này được chia thành 3 giai đoạn sử dụng gồm A1, A2, A3.

Hàm trainer Adults được cải tiến nhằm mang đến tác động mạnh hơn và cũng được một số nha sĩ áp dụng cùng với các loại khí cụ khác để điều chỉnh răng hàm bị lệch nhẹ.

Hàm Trainer AdultsHàm Trainer Adults

4 Hướng dẫn sử dụng hàm niềng răng trainer

Thật ra việc đeo hàm niềng răng trainer khá dễ dàng và các bé trên 6 tuổi hoàn toàn có thể tự thực hiện. Chúng ta chỉ cần thực hiện các bước sau:

Bước 1 Đặt hàm trainer vào miệng sao cho khớp các răng.

Bước 2 Tiến hành ngậm miệng lại và hít thở bằng mũi.

Bước 3 Cuối cùng, cắn nhẹ để khay ôm khít răng.

Để đạt được hiệu quả điều chỉnh răng tốt nhất, bạn hãy đeo hàm niềng răng trainer vào ban đêm khi đi ngủ. Và tháo hàm niềng răng, sau đó vệ sinh rồi mang bảo quản ở những nơi khô thoáng vào sáng hôm sau. Cứ thế lặp lại một cách điều đặn để đón nhận các thay đổi tích cực.

Hướng dẫn sử dụng hàm niềng răng trainerHướng dẫn sử dụng hàm niềng răng trainer

5 Niềng răng trainer tại nhà có hiệu quả không?

Đeo hàm trainer tại nhà trên thực tế sẽ không cải thiện hoàn toàn tình trạng răng hô, móm, lệch, thưa, móm và hàm trainer chỉ thật sự phát huy tác dụng khi được nha sĩ chỉ định sử dụng.

Cho nên, dù hiện tại có rất nhiều địa chỉ rao bán hàm trainer với vô vàn lời khen có cánh cùng giá thành “rẻ như cho” thì bạn cũng không nên tự ý mua chúng vì rất có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng.

Niềng răng trainer tại nhà có hiệu quả không?Niềng răng trainer tại nhà có hiệu quả không?

Không may mua phải các loại hàm trainer kém chất lượng, bạn sẽ phải đối mặt với các tình trạng như viêm nướu, nhiễm trùng răng,... Và nếu bạn đeo loại hàm này không đúng cách, không được chỉ định bởi nha sĩ thì có thể sẽ dẫn đến các vấn đề răng miệng như:

  • Lệch khớp cắn: Kích thước cung răng ở mỗi người sẽ khác nhau vì thế khi dùng chung một loại hàm trainer nếu như không phù hợp sẽ khiến răng và hàm bị sai lệch nghiêm trọng hơn.
  • Mất răng: Việc dùng hàm trainer mà không qua thăm khám hay chỉ định từ nha sĩ sẽ có thể gặp phải tình trạng lực trên khí cụ không phù hợp, gây tác động xấu lên răng, làm lộ chân răng và có thể dẫn đến mất răng.

6 Những lưu ý khi niềng răng trainer

Trước khi niềng răng trainer

Trước khi tiến hành niềng răng trainer, bạn cần hiểu rõ các thông tin xoay quanh phương pháp này. Cùng lúc đó, hãy tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín với nha sĩ đầy kinh nghiệm nhằm được thăm khám và đánh giá đúng tình trạng răng.

Và vì hiện nay có rất nhiều hàm trainer được bán trên thị trường với giá thành rất rẻ nên ta cũng cần thật tỉnh táo vì có thể những loại hàm đó được làm từ chất liệu kém an toàn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến răng hàm trở nên lệch lạc nghiêm trọng hơn.

Những lưu ý khi niềng răng trainerNhững lưu ý khi niềng răng trainer

Trong khi niềng trainer

Chú ý vệ sinh răng miệng trước khi dùng hàm trainer và khi tháo ra, cần phải vệ sinh cẩn thận loại hàm này bằng cách ngâm trong nước muối. Ngoài ra, ta nên tuân thủ lộ trình sử dụng niềng trainer mà nha sĩ đã đưa ra nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

Tuy hàm niềng răng trainer có thể thực hiện tại nhà nhưng vẫn cần thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng và can thiệp kịp thời khi có các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng.

Trên đây là bài viết về niềng răng trainer và ưu, nhược điểm của phương pháp chỉnh nha này. Hy vọng thông qua bài viết trên, Bách Hóa XANH đã mang đến cho bạn những thông tin thật hay ho và hữu ích.

Nguồn: Up Dental

Từ khóa: Niềng răng trainer là gì? Ưu điểm và nhược điểm khi niềng răng trainerniềng răng trainerniềng răng trainer là gìưu điểm niềng răng trainernhược điểm niềng răng trainer