Tip hay

Niềng răng mặt trong là gì? Ưu điểm, hạn chế của niềng răng mặt trong

Niềng răng mặt trong là gì? Ưu điểm, hạn chế của niềng răng mặt trong

Các bạn đã bao giờ nghe qua về phương pháp niềng răng mặt trong chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về phương pháp này nhé!

Hiện nay, niềng răng đang là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong hầu hết các phòng khám nha khoa để giúp điều chỉnh và sắp xếp răng về đúng vị trí. Trong đó, nổi bật phải kể đến kỹ thuật niềng răng mặt trong có nhiều ưu điểm vượt trội và được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Hôm nay, hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp niềng răng mặt trong này nhé!

1 Niềng răng mặt trong là gì?

Niềng răng mặt trong là gì?Niềng răng mặt trong là gì?

Niềng răng mặt trong (hay còn được gọi là niềng răng mặt lưỡi) là phương pháp chỉnh nha tương tự như niềng răng mắc cài truyền thống, cũng sử dụng bộ khí cụ gồm mắc cài và dây cung để điều chỉnh răng về đúng vị trí. Tuy nhiên, điểm khác biệt của phương pháp này là vị trí gắn mắc cài nằm bên trong răng, đối diện với lưỡi.

2 Lợi ích của niềng răng mặt trong

Lợi ích của niềng răng mặt trongLợi ích của niềng răng mặt trong

Lợi ích tuyệt vời nhất của niềng răng mặt trong đó chính là giúp khách hàng giữ được tính thẩm mỹ trong suốt quá trình chỉnh nha, nhờ vào đặc điểm mắc cài được gắn bên trong răng nên khó nhìn thấy được. Bên cạnh đó, phương pháp này vẫn đảm bảo được hiệu quả điều trị như niềng răng mắc cài truyền thống.

Đây được xem là một phương pháp niềng răng hoàn hảo, bởi có sự kết hợp của hai ưu điểm vượt trội từ niềng răng mắc cài truyền thống và niềng răng trong suốt.

3 Những trường hợp cần niềng răng mặt trong

Những trường hợp cần niềng răng mặt trongNhững trường hợp cần niềng răng mặt trong

Niềng răng mặt trong phù hợp với tất cả trường hợp có sai lệch về răng từ mức độ nhẹ đến phức tạp, chi tiết như sau:

  • Cần giữ tính thẩm mỹ trong suốt quá trình niềng răng: Niềng răng mặt trong sẽ cực kỳ phù hợp đối với những người có tính chất công việc cần phải giao tiếp nhiều, những người nổi tiếng hay có điều kiện kinh tế,...có nhu cầu niềng răng nhưng vẫn muốn đảm bảo được tính thẩm mỹ trong suốt liệu trình điều trị cũng như mang lại hiệu quả cao sau niềng.
  • Răng thưa: Là tình trạng kẽ răng không khít với nhau, giữa các răng sẽ xuất hiện những khoảng trống gây nhiều ảnh hưởng tới ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và gây mất thẩm mỹ.
  • Răng hô/ vẩu: Là một trong những dạng sai khớp cắn khiến răng hàm trên nhô ra ngoài nhiều hơn mức bình thường. Có một vài trường hợp hô nặng có thể không khép miệng lại được gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự hài hòa của khuôn mặt và giảm tự tin khi giao tiế
  • Răng móm: Là định nghĩa chỉ tình trạng khớp cắn sâu. Khi đó khớp cắn bị sai lệch sự tương quan giữa hai hàm, người bị móm sẽ có hàm dưới phủ ra ngoài hàm trên. Điều này làm khuôn mặt bị mất cân đối và ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai.
  • Răng khấp khểnh: Tình trạng răng mọc không đều, chen chúc nhau trên một cung hàm làm giảm chức năng ăn nhai và gây thiếu thẩm mỹ. Nếu để trường hợp răng mọc xô lệch kéo dài quá lâu sẽ có nguy cơ đau khớp thái dương.

4 Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp niềng răng mặt trong

Ưu điểm

Ưu điểm của niềng răng mặt trongƯu điểm của niềng răng mặt trong

  • Độ thẩm mỹ cao: Khắc phục được hạn chế của các loại niềng răng mắc cài truyền thống, niềng răng mặt trong được gắn mắc cài ở phía mặt trong của răng nên người đối diện sẽ khó phát hiện bạn đang niềng răng, giúp nâng cao thẩm mỹ, tăng sự thoải và tự tin hơn trong giao tiếp.
  • Đảm bảo hiệu quả chỉnh nha: Niềng răng mặt lưỡi cũng áp dụng cơ chế tạo lực siết lên răng bằng dây cung gắn trên mắc cài, dần dần đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm và khắc phục được tình trạng khớp cắn sai lệch. Từ đó, mang lại hiệu quả cao trong việc chữa răng hô, móm, thưa, lệch lạc.

Nhược điểm

Nhược điểm của niềng răng mặt trongNhược điểm của niềng răng mặt trong

  • Khó vệ sinh răng: Mắc cài kim loại được đặt ở phía bên trong của răng nên sẽ rất khó quan sát, thức ăn dễ đọng lại trên mắc cài, gây khó khăn trong việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng. Vì thế bạn sẽ phải dành nhiều thời gian và tỉ mỉ để làm sạch thức ăn thừa còn bám trên các khí cụ.
  • Chi phí cao: Chi phí chỉnh nha mặt trong hiện đang dao động từ khoảng 85 – 115 triệu tùy theo tình trạng. Để thực hiện niềng răng mặt trong cần bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao cũng như các thiết bị hỗ trợ phức tạp. Do đó, chi phí niềng cũng cao hơn khá nhiều so với các phương pháp truyền thống.
  • Gây vướng víu, khó chịu: Mắc cài được gắn vào mặt trong của răng nên dễ va chạm với lưỡi, gây khó chịu, vướng víu hoặc rát lưỡi. Lúc này, bạn có thể dùng sáp nha khoa bôi vào những chỗ hay va chạm để hạn chế tổn thương hoặc đau nhức.

5 Vì sao niềng răng mặt trong giá cao hơn niềng răng thường?

Vì sao niềng răng mặt trong giá cao hơn niềng răng thường?Vì sao niềng răng mặt trong giá cao hơn niềng răng thường?

  • Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, chuyên môn tốt: Bác sĩ phụ trách niềng răng mặt trong cần có chuyên môn cao, tay nghề giỏi để gắn mắc cài lên bề mặt trong của răng chính xác.
  • Kỹ thuật niềng phức tạp: Do mắc cài được gắn phía bên trong răng nên phải thực hiện nhiều thao tác phức tạp mới có thể tạo lực siết để răng chạy đều một cách an toàn và chuẩn xác.
  • Cần nhiều trang thiết bị hỗ trợ: Phương pháp niềng này còn cần có những trang thiết bị tiên tiến để phục vụ cho quá trình niềng nên chi phí sẽ cao hơn so với bình thường.
  • Mang lại hiệu quả niềng cao: Niềng răng mặt trong đem đến cho khách hàng mức độ hiệu quả cao, đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí niềng.

6 Niềng răng mặt trong ở đâu? Giá bao nhiêu?

Niềng răng mặt trong ở đâu? Giá bao nhiêu?Niềng răng mặt trong ở đâu? Giá bao nhiêu?

Chi phí niềng răng mặt trong tại các nha khoa nhìn chung sẽ có mức giá khá cao, một liệu trình niềng răng có chi phí dao động khoảng từ 85 đến 115 triệu đồng. Ngoài ra, còn tuỳ vào mức độ của từng ca điều trị từ trung bình, khó đến phức tạp mà chi phí niềng răng mặt trong cũng sẽ khác nhau.

Bạn có thể đến thăm khám và tư vấn niềng răng mặt trong tại một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM hay Bệnh viện RHM Trung Ương. Hoặc một số phòng khám nha khoa uy tín và có nhiều bác sĩ giỏi như Up Dental, Vietsmile hay Nha Khoa Kim,…

Qua bài viết trên, Tip Hay hy vọng bạn đã hiểu thêm được một phương pháp niềng răng mặt trong vô cùng hiện đại và mang đến hiệu quả cao. Nếu có dự định niềng răng mặt trong bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao để đạt được kết quả như kỳ vọng.

Nguồn: updental.vn

Từ khóa: Niềng răng mặt trong là gì? Ưu điểm hạn chế của niềng răng mặt trongKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh