Niềng răng mắc cài pha lê có tốt không? Ưu và nhược điểm
Niềng răng mắc cài pha lê là phương pháp được nhiều người tin dùng hiện nay. Vậy niềng răng bằng mắc cài pha lê có tốt không? Cùng Tip Hay tìm hiểu nhé!
Niềng răng bằng mắc cài pha lê là phương pháp khá phổ biến hiện nay. Vậy niềng răng bằng mắc cài pha lê có đặc điểm gì? Cần lưu ý những gì sau khi niềng răng bằng phương pháp này? Cùng Tip Hay tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Niềng răng mắc cài pha lê là gì?
Niềng răng mắc cài pha lê là phương pháp niềng răng có kỹ thuật khá giống với kỹ thuật chỉnh nha truyền thống. Các mắc cài được làm từ nguyên liệu pha lê trong suốt và sẽ gắn hẳn lên phần thân răng. Khi gắn dây cung lên rãnh mắc cài sẽ xuất hiện lực tác động giúp răng về lại vị trí chính xác.
Tùy thuộc vào sức khỏe răng miệng của mỗi cá nhân mà thời gian đeo niềng sẽ dao động từ khoảng 1 - 3 năm. Sau quãng thời gian này, bạn sẽ sở hữu một hàm răng vừa đều vừa đẹp cùng nụ cười tự tin như ý.
2
Các loại niềng răng mắc cài pha lê
Hiện nay, phương pháp niềng răng bằng mắc cài pha lê bao gồm hai loại là pha lê thường (còn gọi là pha lê truyền thống hay pha lê buộc chun) và pha lê tự buộc, cụ thể:
- Pha lê truyền thống: Thường dùng dây chun hay chỉ thép để cố định các mắc cài với dây cung.
- Pha lê tự buộc: Gồm một hệ thống khóa tự động (còn có tên gọi khác là Wing – clip).
3
Đối tượng phù hợp niềng răng mắc cài pha lê
Đối tượng phù hợp với phương pháp niềng răng bằng mắc cài pha lê đa phần là những người mong muốn cải thiện yếu tố thẩm mỹ cho răng và chưa có đủ tài chính để lựa chọn phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign.
4
Niềng răng mắc cài pha lê có tốt không?
Ưu điểm của niềng răng mắc cài pha lê
- Tính thẩm mỹ cao: Mắc cài pha lê thường có màu giống với màu răng nên sẽ hạn chế tối đa vấn đề lộ mắc cài. Nhờ đó mà người dùng có thể tự tin giao tiếp với những người xung quanh. Mắc cài pha lê cũng rất thích hợp với những ai có đặc thù công việc phải giao tiếp nhiều.
- An toàn đối với răng miệng: Chất liệu của mắc cài pha lê được đánh giá là an toàn, không gây kích ứng cho hầu hết người dùng. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, bạn nên kiểm tra lại thành phần của mắc cài xem thành phần nào khiến bạn bị dị ứng không nhé.
- Cho hiệu quả chỉnh nha cao: Theo những lời khuyên từ các bác sĩ chuyên về niềng răng, việc niềng răng bằng mắc cài pha lê sẽ cải thiện rõ rệt những khiếm khuyết như răng mọc lệch, răng hô hay móm từ mức thường đến mức phức tạp.
Nhược điểm của niềng răng mắc cài pha lê
- Chất liệu pha lê nên dễ vỡ: So với mắc cài kim loại, mắc cài pha lê không cứng cáp bằng, nên có thể gặp phải tình trạng nứt vỡ nếu chịu va đập từ bên ngoài. Vậy nên, ngoài việc hạn chế tối đa các khả năng xảy ra va đập, bạn cũng nên tránh ăn thức ăn quá dai hoặc quá cứng.
- Mắc cài dễ bị nhiễm màu: Dây thun cố định mắc cài pha lê thường có màu trắng và rất dễ chuyển sang màu khác, gây mất thẩm mỹ nếu vệ sinh răng miệng thiếu cẩn thận.
5
Niềng răng mắc cài pha lê giá bao nhiêu? Ở đâu?
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy dịch vụ niềng răng bằng mắc cài pha lê tại những trung tâm nha khoa uy tín như Nha khoa Quốc tế New Gate, Nha khoa Up Dental, Nha khoa Trồng răng Sài Gòn,... với mức giá dao động từ 45 - 50 triệu đồng/ liệu trình.
6
Những lưu ý khi niềng răng mắc cài pha lê
Nhai thật nhẹ nhàng, không ăn thức ăn cứng để tránh làm bung, vỡ mắc cài.
Vệ sinh mắc cài cẩn thận, không để chân mắc cài bị ố vàng.
Chải răng bằng bàn chải lông mềm, khi chải phải nhẹ tay, vì nếu chà mạnh tay có thể làm cho mắc cài bị bung.
Hạn chế tham gia các loại hình thể thao có thể dẫn đến các va đập mạnh ở những vùng đầu, môi, miệng như boxing hay võ thuật,...
7
Phân biệt niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ
Điểm giống nhau:
- Thiết kế giống nhau: Cả hai loại mắc cài đều được thiết kế để gắn hẳn lên bề mặt răng cùng hệ thống các dây cung cố định trên mắc cài để mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu nhất. Thông qua quá trình tạo lực, răng sẽ được chỉnh về vị trí đúng trên cung hàm.
- Thời gian niềng răng giống nhau: Tùy vào tình trạng răng miệng mỗi người mà thời gian niềng răng bằng mắc cài pha lê hay mắc cài sứ sẽ dao động từ 1 đến 3 năm.
- Vệ sinh răng miệng dễ dàng: Việc sử dụng 2 loại mắc cài này sẽ hạn chế mảng bám lưu lại trên răng. Từ đó giúp cho việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, đồng thời góp phần ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng.
Điểm khác nhau:
Loại mắc cài | Mắc cài pha lê | Mắc cài sứ |
Tính thẩm mỹ | Màu sắc trong suốt nên khó gây chú ý với người đối diện. | Màu sắc có phần tương đồng với màu răng nhưng không mang lại hiệu quả thẩm mỹ như mắc cài pha lê. |
Độ bền | Thường không cao, rất dễ vỡ nứt khi có va chạm do lực tác động từ bên ngoài. | Thường cao hơn nhiều so với mắc cài pha lê, rất khó vỡ, nứt khi có xảy ra va đập. |
Lực tác động | Lực kéo của dây cung đa phần yếu hơn so với mắc cài sứ, dẫn đến hiệu quả chỉnh nha cũng thấp hơn. | Lực kéo luôn trong trạng thái ổn định và được duy trì liên tục. Do đó đạt được hiệu quả chỉnh nha cao hơn so với mắc cài pha lê. |
Mức độ tiện lợi | Có thiết kế hơi to, mắc cài chiếm nhiều diện tích hơn trên bề mặt răng, gây ra cảm giác khó chịu khi sử dụng. | Có thiết kế nhỏ nhắn, góc cạnh mang lại cảm giác thoải mái khi đeo. |
Trên đây là những thông tin về niềng răng mắc cài pha lê, ưu điểm, nhược điểm cũng như những lưu ý khi sử dụng phương pháp này. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Theo dõi Tip Hay để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích về sức khỏe răng miệng nhé!
Nguồn: Nhakhoathuyduc.com.vn