Tip hay

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là gì? Có hiệu quả không?

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là gì? Có hiệu quả không?

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc hiện đang được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn nhờ những ưu điểm vượt trội. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

So với những phương pháp niềng răng truyền thống thì niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có những điểm vượt trội hơn như tính thẩm mỹ cao, không cần sử dụng dây thun, thời gian niềng nhanh cũng như dễ dàng vệ sinh hơn.

Vậy niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là gì và quy trình niềng răng như thế như nào? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.

1 Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là gì?

Với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, dây thun sẽ được buộc thủ công để cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Tuy nhiên điều này có thể gây ra tình trạng đứt dây thun, tụt dây cung làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộcNiềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Do đó, niềng răng mắc cài kim loại tự buộc đã được ra đời để khắc phục những nhược điểm trên. Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là sử dụng các chốt tự động giúp dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài, thay vì dùng dây thun thủ công như phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống.

Nhờ đó lực kéo có thể được điều chỉnh tự động, làm giảm lực ma sát lên răng và giúp cho quá trình đeo niềng đỡ bị đau hơn.

2 Ưu điểm, nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Ưu điểm

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có những ưu điểm như sau:

  • Rút ngắn thời gian đeo niềng: Khi sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự buộc, hệ thống chốt tự động sẽ giúp dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài, giúp răng di chuyển liên tục. Nhờ đó sẽ rút ngắn thời gian niềng răng hơn so với phương pháp truyền thống.
  • Hạn chế tình trạng dây cung bị tuột: Nhờ các chốt tự động nên không cần sử dụng dây thun, từ đó hạn chế được tình trạng dây thun bị bung làm tuột dây cung.
  • Làm giảm lực ma sát dây cung: Với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự buộc, lực ma sát của dây cung trong khe mắc cài cũng như lực kéo di chuyển răng sẽ giảm, giúp người niềng đỡ cảm thấy khó chịu và đau nhức.

Ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại tự buộcƯu điểm của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

  • Vệ sinh dễ dàng: Mắc cài sẽ được thiết kế trơn láng ở các góc bo tròn, không bị góc cạnh, giúp hạn chế trầy xước niêm mạc miệng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn uống thoải mái và vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.
  • Không cần tái khám nhiều lần ở nha khoa: Lực tác động từ mắc cài di chuyển tự động, do đó bạn sẽ không cần phải điều chỉnh dây cung thường xuyên tại các cơ sở nha khoa.
  • Tính thẩm mỹ cao: Nhờ loại bỏ các dây thun nên phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự buộc sẽ mang lại giá trị thẩm mỹ cao hơn.

Nhược điểm

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng niềng răng mắc cài kim loại tự buộc vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Chi phí niềng răng cao hơn so với phương pháp truyền thống.
  • So với những phương pháp niềng răng khác như mắc cài sứ hoặc niềng răng không mắc cài Invisalign thì mắc cài kim loại tự buộc vẫn thiếu giá trị thẩm mỹ hơn so mắc cài bị lộ rõ.

Nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại tự buộcNhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

3 So sánh niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và niềng răng mắc cài kim loại thường

Dưới đây là bảng so sánh giữa hai phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và niềng răng mắc cài kim loại thường bạn có thể tham khảo:

Tiêu chí so sánh Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc Niềng răng mắc cài kim loại thường
Đặc điểm Mắc cài có hệ thống nắp trượt tự động, giúp dây cung có thể cố định trong rãnh mắc cài. Bên cạnh đó, dây thun có thể trượt tự do giúp răng dịch chuyển nhanh hơn, rút ngắn thời gian niềng răng. Sử dụng hệ thống dây thun để cố định dây cung trong rãnh mắc cài.
Hiệu quả Ít bị đau nhức và định hình răng tốt, không gây ảnh hưởng đến chức năng nhai của quai hàm. Giúp đưa răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, tuy nhiên dễ gây đau nhức và khó khăn trong ăn uống
Thời gian Ngắn hơn khoảng 4 - 6 tháng so với niềng răng mắc cài thường và ít phải tái khám hơn. Thời gian điều trị lâu hơn do dây thun dễ bị bung tuột, lực tác động lên răng không được đều. Đồng thời phải đi tái khám nhiều lần.
Tính thẩm mỹ Có tính thẩm mỹ cao hơn niềng răng mắc cài kim loại thường do không có dây thun. Tính thẩm mỹ kém hơn do có nhiều dây thun quanh mắc cài.
Tình trạng đau Ít đau hơn do lực ma sát của mắc cài lên vùng nướu giảm. Nướu dễ bị tổn thương, gây khó chịu cho người niềng răng.
Vệ sinh Mắc cài có thiết kế bo tròn và khả năng chống bám tốt giúp việc vệ sinh được dễ dàng và nhanh gọn hơn. Thức ăn dễ bị mắc vào dây thun, mắc cài làm việc vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn.
Tính hiệu quả Hiệu quả tốt. Hiệu quả vẫn tốt, tuy nhiên thời gian sẽ lâu hơn so với mắc cài kim loại tự buộc
Chi phí Chi phí cao, khoảng 38.000.000 - 48.000.000 đồng Chi phí thấp, khoảng 28.000.000 - 38.000.000 đồng

So sánh niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và niềng răng mắc cài kim loại thườngSo sánh niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và niềng răng mắc cài kim loại thường

4 Quy trình niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại tự buộc bao gồm các bước sau đây:

Bước 1 Khám tổng quát và chụp X-quang để xác định tình hình của răng.

Bước 2 Bác sĩ sẽ tư vấn và lên lộ trình điều trị phù hợp cho từng giai đoạn, thời gian đeo niềng,...

Bước 3 Vệ sinh răng miệng thật sạch và lấy dấu hàm lưu trữ.

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại tự buộcQuy trình niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Bước 4 Gắn mắc cài hàm trên trước để răng dần quen, sau đó khoảng 1 - 2 tuần sẽ gắp tiếp hàm còn lại.

Bước 5 Tiến hành tái khám sau khoảng 4 - 6 tuần để điều chỉnh lực cần thiết, giúp đưa răng về đúng vị trí của cung hàm.

Bước 6 Khi hàm đã đủ thời gian ổn định thì tháo mắc cài và đeo hàm duy trì để cố định răng.

5 Một số câu hỏi liên quan

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc mất bao lâu?

Thời gian niềng răng mắc cài kim loại tự buộc sẽ rút ngắn hơn so với niềng răng truyền thống khoảng 4 - 6 tháng. Trung bình thời gian niềng răng sẽ kéo dài từ khoảng 12 - 24 tháng.

Còn thời gian niềng răng cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng và độ tuổi của người niềng răng. Nếu đeo niềng càng sớm thì thời gian tháo niềng sẽ càng nhanh.

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có cần nhổ răng không?

Tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn có cần nhổ răng hay không. Sau đây là một số trường hợp phải nhổ răng khi niềng răng:

  • Hàm trên của răng bị nhô ra quá nhiều so với hàm dưới. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng và sử dụng những khí cụ khác để kéo răng dàn đều và cải thiện tình trạng hô.
  • Hàm răng bị sai lệch, có răng thừa, nhổ răng để có các khoảng trống trên cung hàm cho răng dịch chuyển về đúng vị trí.
  • Răng mọc quá dày và to, cung răng rộng hơn so với cung xương hàm.
  • Trong trường hợp răng mọc bị lệch, đâm vào răng số 7 làm cả hàm răng bị xô lệch, do đó phải nhổ bỏ răng số 8.

Một số câu hỏi liên quanMột số câu hỏi liên quan

Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn tìm hiểu niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là gì cũng như những ưu điểm vượt trội của phương pháp này. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và cân nhắc lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp.

Nguồn: Phòng khám Nha khoa Thúy Đức

Từ khóa: Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là gì? Có hiệu quả không?niềng răng mắc cài kim loại tự buộcniềng răng mắc cài kim loạiniềng răng mắc càiniềng răng mắc cài kim loại tự buộc là gì